Xu hướng phát triển dịchvụ phi tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu 0446 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại sở giao dịch 1 NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

1.1.4.1 Phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động cung cấp dịch

vụ ngân hàng bán lẻ

Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu á - AIT, dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.

Trên thế giới đã phát triển mơ hình ngân hàng bán lẻ từ rất sớm. Hoạt động NHBL ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới. Theo một công bố gần đây của Standard - Poor’s ( S&P) thị trường dịch vụ bán lẻ sẽ tăng trưởng sẽ tiếp tục ngày càng sôi động trong tương lai. Một thị trường khách hàng rộng lớn chưa được khai thác, một triển vọng sang lạng về lợi ích thu được từ phát triển dịch vụ bán lẻ đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Bên cạnh đó, nó mang lại cơ hội đa dạng hố các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như các cơ hội mua bán chéo (cross- sold) với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ

1.1.4.2 Phát triển dịch vụ Dịch vụ ngân hàng điện tử

động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thơng tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).

Đi đầu là Mỹ, Châu Âu, Australia và tiếp đó là các quốc gia ở khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Singapore và Hồng Kông là các nước phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn tại Singapore dịch vụ ngân hàng cung cấp qua internet có từ năm 1997. Trung Quốc mới tham gia ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng cũng đã có rất nhiều cải tiến chiến lược trong lĩnh vực này.

Tại các nước công nghiệp phát triển E- banking được sử dụng rộng rãi, số khách hàng sử dụng chiếm đến 70% dân số và con số này hàng năm vẫn tiếp tục tăng. Internet Bankinh 46%, ATM POS 22%, Telephone Banking 15%, Mobile Banking 11%, giao dịch tại quầy 6%.

Sự phát triển của khoa học cơng nghệ có ảnh hưởng to lớn cho ngành ngân hàng, là nền tảng cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Ngân hàng điện tử giúp cho ngành ngân hàng vượt qua những hạn chế mà hình thức cung cấp sản phẩm mang tính chất truyền thống khơng đáp ứng được. Đây là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, là cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng.

Ngân hàng điện tử đặc biệt là internet- banking, sản phẩm ngân hàng trực tuyến đã tạo ra một bộ mặt mới cho ngành ngân hàng và có những ảnh hưởng đáng kể trong thị trường tài chính ngân hàng. Theo thống kê trong báo cáo mới đây của Hiệp hội viễn thông quốc tế khoảng 2.08 tỷ người sử dụng

internet tương đương với 1/3 dân số thế giới, trong đó có 1 tỷ người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại, một thế giới mà đồng tiền điện tử thống trị và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

1.1.4.3. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế

- Các dịch vụ ngân hàng có yếu tố quốc tế dành cho khách hàng tổ chức: Techcombank hiện đang cung cấp dịch vụ option về kinh doanh ngoại tệ trên thị trường London cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chủ động trong việc gia nhập vào Hiệp hội bao thanh tốn quốc tế (có 200 thành viên ở 60 quốc gia) để có thể cung cấp dịch vụ Factoring quốc tế cho các khách hàng của mình để thu các các khoản phí hấp dẫn bên cạnh lãi suất tài trợ.

- Các dịch vụ ngân hàng có yếu tố quốc tế dành cho khách hàng cá nhân: Hiện có 12 ngân hàng thương mại Việt Nam đựơc chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ quốc tế như VISA, Mastercard, Amex..., số lượng ngân hàng này sẽ ngày càng gia tăng. Song song với hoạt động phát hành thẻ, dịch vụ kiều hối đang phát triển mạnh tại các ngân hàng Việt Nam với sự phối hợp với các tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế: Western Union, MoneyGram, RIA....VCB và Ngân hàng Đông á là các ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ kiều hối (ngân hàng Đông á đang chiếm khoảng 20-25% thị phần chi trả kiều hối trong cả nước).

Một phần của tài liệu 0446 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại sở giao dịch 1 NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)