Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 38)

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng, các cơ quan quản lý, các nhà quản lý ngân hàng khi đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng nói chúng chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói riêng đã sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau. Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và định lượng. Hệ thống các chỉ tiêu này phản ánh một cách khách quan, khoa học và toàn diện về chất lượng tín dụng bao gồm:

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối thường được dùng để đánh giá chất

lượng tín dụng một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm:

- Thứ nhất, đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, quy trình

cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Một khoản tín dụng chỉ có thể coi là có chất lượng và hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để. Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng, quy trình cho vay vừa là điều kiện cần thiết cho việc mở rộng tín dụng, vừa là biểu hiện của chất lượng tín dụng tốt. Sử dụng vốn vay đúng mục đích cùng với sự nhạy bén trong kinh doanh của doanh nghiệp và sự hiệu quả trong đánh giá của NHTM tạo điều kiện để doanh nghiệp đạt được kết quả cao trong kinh doanh, là tiền đề để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NHTM.

- Thứ hai, đó là uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Nếu một ngân hàng

Và nếu một ngân hàng có đội ngũ khách hàng đông đảo và là các doanh nghiệp làm ăn có uy tín thì đó là một trong những dấu hiệu chất lượng tín dụng khả quan.

- Thứ ba, là khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Với thủ tục

đơn giản, thuận tiện; cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời; cán bộ có trình độ, tinh thông nghiệp vụ, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo và ngân hàng phải thực sự là người bạn của doanh nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đồng thời ngân hàng cũng tránh được rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động như hiện nay thì các ngân hàng phải năng động hơn nữa thì mới có thể mong đợi được hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó phải đảm bảo việc thu nhập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.

- Thứ tư, là việc phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như: Công

chứng, Trung tâm giao dịch bảo đảm, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức, đoàn thể... để làm tốt công tác cho vay.

Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng. Vì vậy, trên thực tế khi nói đến chất lượng tín dụng thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu mang tính định lượng.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

* Về phía NHTM: Tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác

> Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

- Nợ quá hạn: Là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được cho ngân hàng

mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nét chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

- Nợ xấu doanh nghiệp: Là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn,

22

nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong phạm vi bảng báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng, như:

> Chỉ tiêu dư nợ và kết cấu dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp được phân theo thể loại cho

vay (ngắn, trung, dài hạn), theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, theo

loại hình doanh nghiệp. Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng doanh nghiệp của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

Công thức:

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp/Tổng dư nợ.

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp trung dài hạn/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhà nước/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

C Dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngành kinh tế/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

C Dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp/Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp.

- Công thức:

S Tỷ lệ nợ quá hạn _ Nợ quá hạn doanh nghiệp

x 100% Tổng dư nợ doanh nghiệp

Nợ xấu doanh nghiệp

---;--- x 100% Tổng nợ xấu

S Nợ xấu doanh nghiệp/Tổng nợ xấu.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu: Là một chỉ số quan trọng để đo lường

chất

lượng nghiệp vụ tín dụng của một NHTM, các NHTM có chỉ số này thấp sẽ chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ

doanh nghiệp

S Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp

nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,...

> Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro

- Dự phòng rủi ro: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những

tổn

thất có thể xảy ra do khách hàng của các TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc, số dư cam kết ngoại bảng và

hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro, bao gồm:

+ Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng các khoản nợ bị suy giảm.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể: + Nợ nhóm 1: 0%. + Nợ nhóm 2: 5%. + Nợ nhóm 3: 20%. + Nợ nhóm 4: 50%. + Nợ nhóm 5: 100%. - Tỷ lệ trích lập dự phòng chung:

TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định

> Vòng quay vốn tín dụng

r Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = ---.---——— --- Dư nợ cho vay bình quân

Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ chu chuyển của tín dụng trong một thời gian nhất định, cho biết tần suất sử dụng vốn của NHTM. Vì vậy, nó

25

tín dụng càng lớn thì chứng tỏ vốn của ngân hàng luân chuyển càng nhanh và hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối vì nếu một NHTM cho vay nhiều đối với doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu này sẽ thấp hơn so với các NHTM cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại (vòng quay vốn ngắn). Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ vốn của ngân hàng luân chuyển càng nhanh.

> Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm

Ngoài các số đo tuyệt đối về tổng số tiền cho vay có bảo đảm hoặc tín chấp, người ta thường tính toán theo tỷ lệ phần trăm sau:

Tỷ lệ dư nợ không có Dư nợ cho vay không có TSBĐ

J ∖ = ______I____ _____________ x 100% TSBĐ trên tổng dư nợ Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng nhỏ thì mức độ an toàn càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phản ánh rõ ràng chất lượng cho vay của ngân hàng. Vì một ngân hàng cho vay yêu cầu về TSĐB càng cao thì khả năng đi vay của khách hàng càng khó khăn. Ngoài ra chất lượng cho vay thể hiện ở khả năng hoàn trả của khách hàng, ở tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay, còn TSĐB chỉ là nguồn thu nợ thứ 2 với ngân hàng.

> Mức độ tập trung tín dụng

Ngoài số đo tuyệt đối, chỉ tiêu thường dùng nhất là tỷ lệ phần trăm giữa quy mô cho vay từng khách hàng, từng lĩnh vực so với tổng số tiền cho vay hoặc so với nguồn vốn đáp ứng, được xem xét với các quy định về cơ cấu cho vay của các cơ quan quản lý. Bao gồm:

- Tỷ lệ cho vay đối với khách hàng lớn nhất:

Tỷ lệ cho vay đối với Mức dư nợ khách hàng lớn nhất

khách hàng lớn nhất Vốn chủ sở hữu của NHTM x 100% Thể hiện giới hạn cho vay đối với khách hàng, đánh giá việc chấp hành quy định an toàn trong cho vay, bảo lãnh, đầu tư.

- Tỷ lệ cho vay với ngành hàng lớn nhất:

Tỷ lệ cho vay với Dư nợ cho vay với ngành hàng lớn nhất

... .= ---:---x 100% ngành hàng lớn nhất

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này càng nhỏ mức độ tập trung trong cho vay càng thấp.

- Tỷ lệ cho vay theo lĩnh vực ngành nghề:

Dư nợ cho vay l.vực theo ngành nghề

---•---x 100% Tỷ lệ cho vay theo

lĩnh vực ngành nghề Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này càng lớn mức độ tập trung trong cho vay càng cao, độ phân tán rủi ro càng thấp.

* về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là doanh thu từ khoản vay ngân hàng, lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống công nhân.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng xét theo quan điểm doanh nghiệp bao gồm :

- Mức tăng năng suất lao động nhờ thực hiện dự án. - Doanh thu tăng từ dự án.

- Lợi nhuận tăng từ dự án.

Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt mức cao.

27

Ngoài các chỉ tiêu kể trên, đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM, còn phải sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác về quản lý tài sản nợ, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu này không phản ánh chất lượng tín dụng, những xem xét nó gián tiếp cũng có thể đánh giá chất lượng cho vay nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w