Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 107)

2.3.2.1. Hạn chế

Như đã nói ở trên, Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của chi nhánh còn một số hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các khoản cấp tín dụng. Vì vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La cần có các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu, đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng doanh nghiệp của mình trong giai đoạn tới. Những hạn chế đó là:

- Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn có xu hướng giảm dần

83

2012 giảm xuống là 52% và năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 46%} còn dư

nợ tín dụng doanh nghiệp trung dài hạn lại có xu hướng tăng lên (năm 2011 chiếm tỷ trọng là 39%/tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp, đến năm 2012 tăng

lên là 48% và năm 2013 tiếp tục tăng là 54%}. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã

quan tâm đến việc tăng trưởng dư nợ trung dài hạn. Tuy nhiên trong điều kiện là một chi nhánh thiếu vốn và phải nhận điều hòa vốn từ trụ sở chính. Mặt khác, chi nhánh đã sử dụng một phần lớn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn cũng làm cho chi nhánh bị động trong thanh khoản và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh vẫn chỉ tập trung ở một số ngành kinh tế như Công nghiệp (chiếm trên 41%/tổng dư nợ tín

dụng doanh nghiệp}, Xây dựng (chiếm trên 21%/tổng dư nợ tín dụng doanh

nghiệp} và tập chung chủ yếu là các dự án nhà máy thủy điện, xi măng, xây

dựng cơ bản... là những ngành, những dự án đang gặp rất nhiều khó khăn và không được khuyến khích đầu tư mà nguồn vốn chủ yếu là trung dài hạn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Mặc dù cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh chủ yếu là tín dụng có tài sản bảo đảm, song tỷ lệ tín dụng có bảo đảm vẫn còn thấp. Bảng 2.13 cho thấy: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo năm 2011 là 78,9%; đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 77,2% và đến năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 72,6%. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì tỷ lệ cho vay có bảo đảm có khá hơn. Cụ thể: năm 2011 tỷ lệ này là 86,8%; năm 2012 giảm xuống 84,7% và năm 2013 là 84,3%. Tuy nhiên các tài sản bảo đảm của khách hàng là doanh nghiệp lại chủ yếu là những tài sản hình thành từ vốn vay, hình thành trong tương lai. Song do diễn biến môi trường tín dụng hiện đang rất xấu, nên với tỷ lệ cho vay thiếu bảo đảm còn cao và là tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản hình thành trong tương lai như vậy thì nguy cơ mất vốn là rất lớn. Hơn nữa, thực tế là chất lượng của các tài sản bảo đảm chưa đáp ứng được yêu

cầu. Một bộ phận không nhỏ các tài sản bảo đảm là những bất động sản và chúng được định giá khi thị trường này đang có bong bóng. Hiện nay khi mà bong bóng bất động sản đã bị “xì hơi” giá cả các bất động sản bị rớt thê thảm, khiến chất lượng bảo đảm của loại tài sản này bị suy giảm nghiêm trọng.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ ngân hàng trong việc rút ngắn thời gian xử lý khoản vay, gia tăng hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Qua kết quả phỏng vấn, thăm dò, khảo sát ý kiến khách hàng của ngân hàng cho thấy chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh ở một số mặt, một số yếu tố vẫn còn chưa được chú trọng nên vẫn chưa đáp ứng đượ c mong muốn của khách hàng doanh nghiệp, cụ thể:

+ Sự tư vấn của khách hàng về cơ hội kinh doanh, về phương pháp quản lý tài chính cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng giúp khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm hay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vẫn chưa được chi nhánh chú trọng, quan tâm.

+ Sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng vốn vay, thời hạn và lãi suất vay vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, đặc biệt là sự đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay vốn đối với các khoản vay trung dài hạn. Trong khi các dự án đầu thường có thời gian hoạt động , thời gian thu hồi vốn khá dài (thường là từ 5 năm trở lên, thậm chí có một số dự án đầu tư vào thủy điện, nhà máy xi

măng... có thời hạn thu hồi vốn trên 15 năm) nhưng vì không thu xếp được

các nguồn vốn dài hạn tương ứng nên chi nhánh đã phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Vì vậy, chi nhánh thường áp dụng thời hạn cho vay ngắn hơn so với nhu cầu của khách hàng. Điều đó làm tăng áp lực trả nợ, tạo khó khăn cho các khách hàng vay vốn trung dài hạn trong những năm đầu khi dự án đi vào hoạt động. Mặt khác, việc áp dụng thời hạn cho vay chưa hợp lý, chưa phù hợp với luồng tiền của các dự án cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc trả nợ không đúng thời hạn, làm giảm chất lượng tín dụng.

85

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên đây về chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La do nhiều nguyên nhân gây ra:

- Chính sách tín dụng: Tâm lý của các cán bộ tín dụng cho rằng, cho vay đối với các doanh nghiệp mới, không truyền thống, thuộc lĩnh vực mới là mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao, điều này làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Công tác thu nhập thông tin chủ yếu được thu thập qua báo cáo tài chính và các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và dựa trên niềm tin mà chưa đặt tầm quan trọng của việc phải kiểm chứng lại cho nên thông tin về khách hàng. Tuy có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng.

- Trình độ cán bộ: ở Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La còn một số cán bộ chưa nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi của thị trường, chưa đủ khả năng kinh nghiệm đánh giá tính hiệu quả và mức độ rủi ro của khoản vay từ khi xét duyệt và cho vay. Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh vẫn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

- Môi trường pháp lý: Chưa đồng bộ, mặc dù trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động, nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ và chồng chéo văn bản pháp lý.

- Hoạt động Marketing: Chi nhánh chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuyếch trương, còn việc vận dụng Marketing nhằm nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ, còn chưa tốt. Chi nhánh cũng chưa có những

biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng tốt, điều này ít nhiều cũng hạn chế tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng.

- Một vấn đề khó khăn nữa mà ngân hàng gặp phải là xử lý tài sản thế chấp của tổ chức kinh tế do có liên quan đến quyền sở hữu bất động sản, thủ tục công chứng còn chậm. Vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay không chỉ ảnh hưởng tới việc cấp tín dụng cho khách hàng mà còn hạn chế ngân hàng cho vay, do chưa được công nhận một cách đầy đủ quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm, khiến ngân hàng mất nhiều thời gian công sức cho quá trình thi hành án, kéo dài thời gian thu nợ của ngân hàng.

87

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Từ kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2013, chương 2 của Luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng với khách hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nhìn chung các hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều đạt được kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao. Tuy nhiên, hoạt động cho vay doanh nghiệp xét về chất lượng tín dụng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có những giải pháp hữu hiệu dẫn tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Luận văn cũng đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đánh giá và phân

tích hệ thống số liệu thực tế, đề tài đã xác định được những thành tựu cần tiếp tục duy trì và phát huy, cũng như khắc phục những hạn chế. Kết quả nghiên cứu

của chương này sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng những giải pháp khả thi, thực tế

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w