- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật:
Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp như thiếu hiểu biết về pháp lệnh hợp đồng kinh tế dẫn đến việc ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền, không chấp hành đầy đủ các thủ tục trong giao dịch thương mại, tham gia vào các vụ làm ăn phi pháp.... Dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà doanh nghiệp phải gánh chịu, có khi phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đây chính là hậu quả tất yếu của sự thiếu hiểu biết pháp luật kinh tế - xã hội. Để được pháp luật bảo vệ trước hết doanh nghiệp phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật và không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của pháp luật giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, là yếu tố tạo nên sự tin tưởng cho Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La.
115
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng khi Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La xét duyệt cho vay. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp chưa quan tâm đến điều này. Nhiều doanh nghiệp còn làm ăn chớp giật, cơ hội, vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Đây chính là nguyên nhân làm năng lực kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém, do vậy chưa tạo được niềm tin cho ngân hàng.
Để nâng cao năng lực kinh doanh trước hết doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết các vấn đề về nhân lực, công nghệ, vốn, cụ thể:
+ về nhân lực: Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo
lao động lành nghề nhằm nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng suất lao động. Về cán bộ quản lý phải lựa chọn được người có năng lực quản lý tốt, nhạy bén, hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật và là người có trình độ về lĩnh vực công tác, có đạo đức nghề nghiệp.
+ về công nghệ: Doanh nghiệp phải quan tâm đổi mới dây chuyền công
nghệ sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đã đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp đó là vốn và đầu tư công nghệ mới. Bởi vì đầu tư một dây chuyền công nghệ hiện đại đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn trong khi quy mô vốn của các doanh nghiệp rất hạn hẹp. Thách thức này đã hạn chế doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hiện đại. Giải pháp tháo gỡ khó khăn này là trong thời gian tới các doanh nghiệp tích cực tìm các nguồn vốn hỗ trợ như vay vốn ngân hàng, huy động vốn trong dân cư...
+ về vốn: Ngoài nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại các doanh nghiệp
cần huy động từ nhiều nguồn vốn như ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu
huy động vốn, thực hiện các hợp đồng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước để tăng năng lực tài chín... thực hiện đa dang hóa cơ cấu nguồn vốn, giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở mức vốn tự có vòng quay vốn tín dụng, các khoản phải thu, hàng hóa tồn kho... Để nâng cao năng lực tài chính trước hết doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có, xác định tỷ lệ trích lợi nhuận để lại hàng năm ở mức hợp lý, thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi đảm bảo có lợi nhuận, duy trì các khoản phải thu và hàng hóa tồn kho ở mức hợp lý. Một khi năng lực tài chính của doanh nghiệp được nâng lên góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác kế toán:
Hiện nay có tình trạng một số doanh nghiệp công tác kế toán yếu, báo cáo chưa kịp thời, độ tin cậy chưa cao, điều này đang làm rủi ro tín dụng tiềm ẩn cao. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng công tác kế toán doanh nghiệp và công tác này phải được kiểm tra, kiểm toán thường xuyên.
117
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của Luận văn tập trung xem xét các định hướng lớn về hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó đặc biệt đi sâu xem xét những định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La thời gian tới.
Với sự nỗ lực của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng hy vọng các giải pháp và kiến nghị trên đây sẽ góp phần giúp Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trọng hoạt động quản lý cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của một chi nhánh là một mảng đề tài rộng lớn. Để tạo ra thế đứng của mình trong thị trường, NHTM
phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư tín dụng, phát triển sản xuất. Nguồn
vốn tín dụng của ngân hàng, trong đó có nguồn tín dụng doanh nghiệp có vai trò
to lớn trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế các ngành tại địa phương. Do đó việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp luôn là mục tiêu,
nhiệm vụ và là định hướng phát triển của mỗi ngân hàng.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi các NHTM phải không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi nhằm mục đích đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực đang cần vốn, qua đó góp phần công cuộc CNH - HĐH đất nước theo đường lối, định hướng của Đảng, của Chính phủ.
Qua thời gian dài làm việc, nghiên cứu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La, trong luận văn này này, em đã tổng hợp, phân tích và đánh giá một số hoạt động thực tế trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh. Qua đó rút ra các giải pháp, ý kiến đề xuất mong muốn và hy vọng được góp phần nhỏ bé của mình cùng ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Do thời gian có hạn và giới hạn phạm vi của đề tài, trong khuôn khổ nhận thức còn nhiều hạn chế, song được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, phòng
Tín dụng Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La và sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình
của TS Nguyễn Thùy Dương, đã giúp em hoàn thành luận văn này.
119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S.Mishkin (1995) Tiền tệ Ngân hàng & Thị trường Tài chính,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
2. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Khoa học và
3. PGS.TS. Nguyễn Kim Anh (2008): Giáo trình quản trị ngân hàng. NXB Thống kê.
4. Lê Thị Huyền Diệu (2010): Quản lý rủi ro tín dụng: Kinh nghiệm của các
NHTM trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính
tiền tệ.
5. Nguyễn Duệ (2001): Quản trị Ngân hàng. NXB Thống kê.
6. NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7. NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2012), Tài liệu học tập: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng.
8. PGS.TS. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống
kê.
9. Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. NXB Giao thông vận tải.
10. Nguyễn Minh Kiều (2006): Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
NXBTài Chính.
11. Vũ Duy Tín (2006): Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản trị rủi ro
hiệu quả tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Số 1+2
12. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013): Quản trị Ngân hàng Thương mại.
NXB Thống kê.
120
13. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013): Tài chính quốc tế hiện đại. NXB Thống
kê.
14. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số: 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
15. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số: 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
16. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
17. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu từ Phòng Tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La.
18. Quy chế cho vay, quy trình nghiệp vụ, thể lệ cho vay của Agribank. 19. Các văn bản pháp lý: Quyết định của Chính phủ, NHNN,...