Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín
dụng. Tuy nhiên cần phải chi tiết hơn với từng thể loại cho vay, cụ thể cho từng loại khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về phân tích tình hình tài chính, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ... đồng thời phải ngăn chặn việc làm sai, làm không đầy đủ... gây hậu quả xấu. Trong quá trình thực hiện quy trình tính dụng nên chú ý các vấn đề sau:
- Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước, nên thường xuyên có sự kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình tín dụng.
- Nên có những quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Tùy theo tình hình, đặc điểm hoạt động của mỗi ngân hàng mà việc phân cấp này phải bảo đảm tính hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng; đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại khách hàng; bảo đảm cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động cho mỗi cán bộ tín dụng.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình; nên tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng có thể dẫn tới không bảo đảm chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.
3.2.3. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
3.2.3.1. Công tác thẩm định
Thẩm định có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó quyết định xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có được phê duyệt không. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù
99
hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp chi nhánh phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.
Trong quá trình thẩm định cần phải chú ý đến các điểm sau:
- Tìm hiểu phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực quản lý điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động.
- Phân tích đánh giá khả năng tài chính: (i) Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả kinh doanh: Hiện nay mức độ chính xác của các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mức tin cậy không cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thì độ tin cậy lại càng kém. Hầu như các doanh nghiệp đều có các hệ thống kế toán khác nhau và rất khó để có thể thẩm định độ trung thực của các báo cáo này. Để có thể thẩm định được các báo cáo tài chính thì bắt buộc các cán bộ tín dụng phải tự nâng cao trình độ của mình và đi sâu tìm hiểu khách hàng; (ii) Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính. Các cán bộ tín dụng phải có năng lực tốt trong đánh giá tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích quan hệ với khách hàng: Tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi hiện tại và cả trong quá khứ: (i) Quan hệ tín dụng: Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (gồm cả nợ quá
hạn); mục đích vay vốn của khách hàng; doanh số cho vay, thu nợ; số dư bảo
lãnh; mức độ tín nhiệm; (ii) Tiền gửi: doanh số tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi so với doanh thu.
3.2.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay
Điều 21 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì TCTD có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.
Thực tiễn trong hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La cũng cho thấy, để bảo đảm hiệu quả của các khoản cho vay, công tác kiểm tra, kiểm soát phương/dự án vay vốn, mục đích giải ngân trước khi cho vay và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay là công việc cực kỳ quan trọng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La mới có thể yên tâm được rằng nguồn vốn cho vay của mình không bị khách hàng sử dụng sai mục đích, có khả năng và nguy cơ mất vốn, nhờ đó mới có thể thường xuyên đánh giá được khả năng kinh doanh, tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng, có như vậy mới đảm bảo được các khoản cho vay sẽ thu được đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn Trong trường hợp phát hiện được khách hàng đưa thông tin sai sự thật hay vi phạm hợp đồng.. .thì Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La mới kịp thời thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và Hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa hai bên.
Do vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu tiếp nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Trong đó, ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay và trong khi giải ngân cho vay.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không.
- Kiểm tra, giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm,
theo dõi
thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ gốc và lãi kịp thời.