Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành và trình độ cán bộ

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)

bộ thẩm định

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế trong nước và thế giới đang bị suy thoái; hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và cạnh tranh khốc liệt để tồn tại; nợ quá hạn, nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh và vượt mức cho phép; Nhiều ngân hàng phải sát nhập lại với nhau và phải tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh. Hệ thống Agribank cũng nằm trong số đó và đang phải thực hiện đề án tái cơ cấu lại các chi nhánh khu vực Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do công tác tổ chức, điều hành không bài bản, không khoa học, buông lỏng quản lý, không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên và trình độ cán bộ thẩm định còn nhiều bất cập, đạo đức nghề nghiệp kém. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành và trình độ cán bộ thẩm định là rất cần thiết và cấp bách.

- về tổ chức, điều hành công tác thẩm định:

Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng thì việc tổ chức, điều hành công tác thẩm định có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, lãnh đạo phụ trách tín dụng cần phải thật hiểu sở trường, sở đoản về cán bộ của mình để từ đó bố trí, phân công cán bộ thẩm định:

+ Cán bộ thẩm định phải được bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này.

+ Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

+ Phân cán bộ thẩm định theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định:

Trong hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng doanh nghiệp một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng là trình độ cán bộ; trình độ và năng lực cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định. Để nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng cần phải có sự nỗ lực của hai bên: chi nhánh và bản thân cán bộ tín dụng. Đội ngũ cán bộ tín dụng muốn thực hiện tốt công tác tín dụng phải thoả mãn những yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

+ Về trình độ: Cán bộ tín dụng phải có trình độ từ đại học trở lên, phải có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan như về kinh tế thị trường, pháp luật, thuế...

+ Về khả năng: Cán bộ tín dụng phải tính toán, phân tích được chỉ tiêu tài chính, áp dụng được phương pháp thẩm định nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, phải có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt và nhạy bén.

+ Về kinh nghiệm: Cán bộ tín dụng phải trực tiếp tham gia thẩm định dự án, bên cạnh kinh nghiệm về thẩm định còn phải có kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan tới dự án; kinh nghiệm trong quản lý, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với khoản vay và các mối quan hệ kinh tế - xã hội của doanh nghiệp.

+ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ tín dụng phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, có bản lĩnh, tính cách trung thực và có trách nhiệm, tâm huyết với ngành.

97

Để có đội ngũ cán bộ giỏi, thoả mãn các yêu cầu đặt ra thì chi nhánh và các cán bộ thẩm định cần phải tập trung vào các công tác sau:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thẩm định, các hội nghị tổng kết đánh giá để đúc kết kinh nghiệm.

+ Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, thị trường, ngoại ngữ, tin học...để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác tín dụng.

+ Chi nhánh nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm vào vị trí này.

+ Có chính sách ưu đãi khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với những cán bộ tín dụng hoàn thành tốt công việc được giao. Thông qua đó nâng cao ý thức tự vươn lên của mỗi cán bộ tín dụng.

+ Đề cao tính sáng tạo, coi trọng những sáng kiến, đề xuất có giá trị của cán bộ tín dụng. Đưa những sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tế và có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần.

+ Tuy nhiên, Chi nhánh cũng phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc như phạt hành chính, quy trách nhiệm vật chất cho những cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình, chế độ tín dụng nhằm loại bỏ rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

+ Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút những cán bộ giỏi về làm cho Chi nhánh hoặc làm cộng tác viên, cố vấn trong công tác tín dụng như các dự án đầu tư có quy mô lớn, các ngành nghề đặc thù...

Một phần của tài liệu 0303 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sơn la luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w