Tiêu chí đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

1.3. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.3. Tiêu chí đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng

thương mại

Kết quả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các iện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Để đo lường, đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:

- Mức độ (%) thay đổi của các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu.), chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng .của năm sau so với năm trước hay kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.

- Mức độ (%) chênh lệch các tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của NHTM so v ới gi ới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn <=10% và tỷ lệ nợ xấu <=3%);

- So sánh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của NHTM so với mức trung bình của hệ thống các NHTM và thứ tự so v i các NHTM (có tính đến loại hình Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các NHTM Cổ phần..).

Dưới đây là một số chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng được dùng để đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng như đã nêu ở trên:

Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng

- Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu RRTD cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, có một số các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn như: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ

lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ xấu, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, cơ cấu nợ quá hạn. Đây là các tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng. Khi công tác hạn chế rủi ro tín dụng đươc thực hiện tốt, nợ quá hạn sẽ giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối trên tổng dư nợ, giảm cả về số khách hàng bị quá hạn trong tổng số khách hàng vay tại Ngân hàng. Các tiêu chí này cung cấp cho Ngân hàng cái nhìn đa chiều về nợ quá hạn của mình được so sánh trên các phương diện: Tổng dư nợ, Tổng dư nợ có nợ quá hạn, Tổng số khách hàng vay,

Như vậy, khi có sự thay đổi của các chỉ tiêu trên, phần nào thể hiện công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng:

- Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc

của kỳ thực hiện so với kế hoạch càng lớn thể hiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng của kỳ được đánh giá càng kém hiệu quả.

- Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc

dụng của kỳ được đánh giá hiệu quả hơn.

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá

hạn có khả năng thu hồi, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi càng lớn càng chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro tín dụng càng hiệu quả và ngược lại.

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi càng l n chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro tín dụng càng kém hiệu quả và ngược lại.

Các chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả trong việc áp dụng các phương pháp nhằm hạn chế hậu quả khi rủi ro đã sảy ra. Do đây là các chỉ tiêu mang tính dự đoán, nó sẽ định hướng cho Ngân hàng phải làm gì để hạn chế rủi ro khi các tình huống này sảy ra.

Các tiêu chí trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích

lập dự phòng RRTD, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn, tỷ lệ nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng mức dư nợ cho vay. Các tiêu chí này cho biết khi sảy ra rủi ro, Ngân hàng sẽ lấy nguồn từ đâu để xử l . Tỷ lệ này cho iết quỹ dự phòng rủi ro, tài sản ảo đảm của khách hàng có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được vốn. Tỷ lệ này cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ ù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay của Ngân hàng, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng của NHTM và ngược lại. Qua đó, Ngân hàng sẽ điều chỉnh các chính sách hạn chế rủi ro tín dụng của mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w