1.3. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.4. Các nhân tố tác động đến hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
thương mại
Mặc dù các ngân hàng thương mại luôn tìm cách hạn chế rủi ro tín dụng nhưng kết quả hạn chế rủi ro tín dụng đạt được không luôn như mong đợi. Chính vì thế việc tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến các biện pháp hạn
chế rủi ro tín dụng luôn là điều mà các ngân hàng thuơng mại cần quan tâm để từ đó có cơ sở đua ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả nhất.
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan
Khi ngân hàng thực thi các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra thì cũng chính là lúc các nhân tố ảnh huởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng nảy sinh. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đạt đuợc kết quả tốt khi cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng hợp lý, khi chính sách, quy trình tín dụng khoa học, rõ ràng, khi kỹ năng về nhận biết rủi ro tín dụng thành thạo, chính xác, khi các phuơng pháp đánh giá rủi ro tín dụng đuợc chuẩn hoá, khi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tốt. Nguợc lại, những nhân tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho rủi ro tín dụng nảy sinh và tất nhiên khi đó các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng sẽ thất b ại.
Các nhân tố cơ bản ảnh huởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng nhu: - Quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng của ban lãnh đạo Ngân hàng: Đối với ban lãnh đạo Ngân hàng, quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng đối v i công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Khi việc hạn chế rủi ro tín dụng đuợc đề cao, đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ đặt việc kinh doanh an toàn hơn là việc kinh doanh có lãi. Khi đó, các tiêu chí về hạn chế rủi ro tín dụng sẽ đuợc thắt chặt. Tuy nhiên, nếu trong truờng hợp quá đề cao tính an toàn của công tác tín dụng sẽ tạo ra sự cản trở trong việc tăng truởng du nợ, trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
- Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng, năng lực thực hiện các nghiệp vụ của cán ộ Ngân hàng. Khi an lãnh đạo Ngân hàng có đủ năng lực để đánh giá rủi ro tín dụng, đủ năng lực để đua ra khẩu vị rủi ro cho Ngân hàng của mình, họ sẽ cân đối đuợc việc tăng truơng du nợ v i việc hạn chế rủi ro tín dụng. Qua đó, tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu
quả. Nhưng các quyết sách của ban lãnh đạo có đi vào thực tiễn được hay không
còn do năng lực tác nghiệp của cán bộ. Những người cán bộ tốt không những giúp được ban lãnh đạo thực thi chính sách mà còn giúp đánh giá s ớm nhất hiệu
quả của các chính sách đó. Qua đó có những điều chỉnh phù hợp. - Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà ngân hàng áp dụng
Nội dung các biện pháp và cách thức ngân hàng thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng này cũng là nhân tố ảnh hưởng l ớn đến kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng của chính ngân hàng đó.
+ Cơ cấu tổ chức tín dụng
Cơ cấu tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đa phần không đảm b ảo phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình hoạt động. Cán bộ tín dụng thực hiện toàn b ộ các công việc từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, đề xuất cho vay và quản lý hậu quả giải ngân. Tất cả những yếu kém về cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam này chính là mảnh đất màu mỡ để rủi ro tín dụng phát sinh làm cho nhiệm vụ hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam khó đạt được như yêu cầu đặt ra.
+ Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng không nh ng được coi là các văn b ản chỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày mà còn được gọi là một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng thương mại triển khai trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên nh ng nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập: vẫn chưa có hệ thống định hạng rủi ro chính thức khiến việc đo lường chất lượng danh mục tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn, quy trình giám sát và quản l tín dụng không được quy định rõ ràng và có xu hướng tập trung vào tuân thủ quy trình
hơn là đảm bảo chất lượng tài sản,... Tất cả những bất cập, yếu kém về quy trình, chính sách tín dụng đó đang kìm hãm hiệu quả của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực thi.
1.3.4.2. Nhân tố khách quan
> Rủi ro từ khách hàng
Khách hàng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng nhưng cũng đồng thời là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:
- Việc quyết định cho vay/ không quyết định cho vay đối với một khách hàng ngay từ đầu đã là nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nó tác động đến việc chọn lựa loại hình khách hàng, danh mục cho vay, khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.
- Ý thức, đạo đức của khách hàng: thể hiện ở tính trung thực người vay có trung thực trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng, sự hợp tác với Ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, khi sảy ra rủi ro và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro của Ngân hàng đưa ra.
Các nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà ngân hàng thương mại đang thực thi.
> Rủi ro do Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội
Môi trường pháp lư có ảnh hưởng l ớn đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của các iện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng b ộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường pháp l cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra nhiều sơ hở để các doanh nhgiệp làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính ngân hàng. Khi đó việc triển khai các iện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn thậm chí thực thi sẽ không có tác dụng.
Những b iến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá, suy thoái,... ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp kinh doanh, trong đó có khách hàng vay vốn của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng, gây ra rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau cho ngân hàng tuỳ thuộc vào mức độ