Mức độ tổn thất tín dụng qua các năm

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

Nhìn vào số liệu trên cho thấy mức độ tổn thất tín dụng của chi nhánh giảm mạnh qua các năm, năm 2014 mức độ tổn thất còn là 1.484 triệu đồng, tuy nhiên, sang năm 2015 chỉ còn 327 triệu đồng, sang năm 2016 mức độ tổn thất là âm 544 triệu đồng. Số nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng thu hồi đuợc năm 2015 tăng đáng kể so với năm 2014, trong khi du nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng tăng không đáng kể. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của chi nhánh năm 2015 và 2016 giảm đáng kể, số tiền thu được từ nợ đã xử lý rủi ro cũng tăng cao. Trong thời gian này, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn đã tích cực xử lý thu hồi nợ, cộng thêm thuận lợi từ chính sách mở rộng quỹ đất ở của chính quyền địa phương, khiến cho nhiều tài sản bảo đảm trước đây không phát mại được nay đã phát mại được để thu hồi vốn cho nhà nước. Mức độ bảo đảm cho các khoản nợ xấu được thể hiện qua bảng sau:

2.3.2. Đảm bảo tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn

Hiện nay, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện theo Luật tổ chức tín dụng, và theo quy định của NHNN tại Quyết định số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT- NHNN; việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2012/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT- NHNN an hành ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc sửa đổi và ổ sung một số điều của thông tư 02/2012/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 trên cơ sở phi hồi tố.Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

T 2014 2015

1 Dư nợ quá hạnthôn Việt Nam cũng đưa ra quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng10,206 9,914 10,106 tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước .

Ngoài ra, để thực hiện việc quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đưa ra hàng loạt các văn bản liên quan đến quy trình tín dụng, chính sách cho vay và các quy định về xếp hạng tín dụng, quy định về tài sản đảm bảo. Quy định về tài sản đảm bảo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đưa ra quy định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 và 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014nhằm điều chỉnh viêc phân loại tài sản đảm b ảo, nhằm mục đích thực hiện các chính sách tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tài sản đảm ảo được phân loại dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, xu hướng thay đổi về giá của tài sản theo thời gian, mức độ uy tín của người vay vốn và chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy địn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Tài sản đảm bảo được phân thành 6 loại: A, B, C, D, E và F

+ Tài sản đảm bảo loại A: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, rất dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi, giá tài sản tăng lên theo thời gian và có tính pháp lý chắc chắn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại B: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ quản lý, dễ chuyển đổi thành tiền, giá cả ổn định theo thời gian và tính pháp lý chắc nhưng kém hơn loại A. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo lại C: Là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng quản l , mức độ ổn định về giá và tính pháp l ở mức trung ình. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm b ảo loại D,E : Là tài sản không dễ phát mại, thanh khoản kém, giá cả giảm theo thời gian. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam không khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại F: Là tài sản rất khó khăn khi phát mại, phức tạp trong quản lý, giá giảm mạnh theo thời gian, khả năng rủi ro mất tài sản, không thu hồi được nợ rất l ớn và tính pháp lý rất kèm. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam không nhận tài sản này. Việc nhận tài sản này do UBTD xem xét phê duyệt.

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w