Tồn tại trong hạn chế rủi ro tín dụng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 101)

Mặc dù đã có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn cụ thể có một số hạn chế sau:

+ Thứ nhất: Cơ sở pháp lý: Chưa có quy trình tổng thể về quản trị rủi ro

Hiện tại, các văn bản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được đưa ra chủ yếu mang tính chất ứng phó với tình hình thị trường hay điều kiện kinh tế mà chưa có một quy trình tổng thể về quản trị rủi ro. Các văn

bản được ra đời chưa được nghiên cứu kỹ trên cơ sở thực tế. Đặc biệt trong thời gian qua, khi lãi suất và tỷ giá ngân hàng có nhiều biến động, các chính sách thường được ra đời một cách chóng vánh mà không đánh giá hết rủi ro. Chính vì vậy đã gây ảnh hưởng lớn tới khách hàng, tới uy tín của Ngân hàng và cũng là một trong nh ng nguyên nhân dẫn t i nợ quá hạn của Ngân hàng tăng cao. Ví như việc điều chỉnh lãi suất đối với khoản vay trước đây thường được điều chỉnh từ 3- 6 tháng thì khi chính phủ có chính sách tăng lãi suất cơ bản, Ngân hàng quyết định

điều chỉnh lãi suất thành 1 tháng để đẩy tất cả lãi suất của các khế ước lên cao đối với tất cả các khách hàng, kể cả các khế ước nhận nợ cũ. Sau đó, khi nhà nước giảm lãi suất cơ ản, Ngân hàng lại điều chỉnh thành từ 3-6 tháng. Việc thay đổi về việc điều chỉnh lãi suất liên tục như vậy mô hình chung đã gây ảnh hưởng trực tiếp t i kế hoạch tài chính của khách hàng góp phần dẫn đến việc mất khách hàng hay thậm chí nợ quá hạn xảy ra.

Hơn nữa, các văn bản hiện nay có nhiều quy định chồng chéo, văn bản ra tiếp nối văn bản, nên đơn vị kinh doanh không biết nên thực hiện theo văn bản

nào. Việc thông tư 39-2016/TT-NHNN ra đời và Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực đã làm thay đổi nhiều quy trình tín dụng. Các quy định về biên độ sinh lời, về thẩm quyền phê duyệt, về tờ trình tín dụng, các sản phẩm dành cho khách hàng được đưa ra và không có thời hạn cụ thể, không được ghi thay thế cho các văn bản cũ nên dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện.

Các văn b ản đôi khi không được gửi tới cán bộ tín dụng tại đơn vị kinh doanh do sơ suất của các bộ phận, đặc biệt là những hướng dẫn mang tính chất thời điểm để hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện, dẫn đến những sai sót không đáng có. Hệ thống văn bản tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, thiếu sót và không đầy đủ, cán bộ tín dụng luân chuyển nhiều, dẫn đến tình trạng theo dõi khoản vay khó, hệ thống văn bản cập nhật không đầy đủ, thiếu chính xác và khó theo dõi.

+Thứ hai: về cơ chế điều hành: Chưa rõ ràng và quá chú ý đến việc chạy theo lợi nhuận

Chính sách tín dụng: Từ năm 2014 đến nay, chính sách tín dụng của Ngân hàng đã được phổ biến tới từng cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Ở đơn vị kinh doanh cũng tổ chức các khóa học để trao đổi về chính sách tín dụng nhằm trao đổi và đưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, chính sách tín dụng mới chỉ dừng lại ở những con số quy định. Trên thực tế, việc làm việc tuân thủ theo chính sách tín dụng chưa được đặc iệt quan tâm. Các đơn vị kinh doanh thường chạy theo chỉ tiêu, các lãnh đạo cũng vì chạy theo chỉ tiêu, lợi nhuận mà phê duyệt vượt ra ngoài chính sách kinh doanh, và vì vậy Ngân hàng có thể phải gánh chịu hậu quả. Ví như đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng, mục đích khá là chung chung, nên nhờ đó có rất nhiều trường hợp vay vốn không rõ mục đích đều gắn vào tiêu dùng. Chính vì thế mà nợ xấu từ cho vay tiêu dùng tăng cao. Hoặc như cho vay cá nhân mua bất động sản có tỷ lệ cho vay cao, thời gian vay dài thường được lợi

dụng để vay món tiền lớn song mục đích là ảo, quy định của ngân hàng chưa chặt chẽ dẫn đến việc tạo khe hở để các đơn vị kinh doanh sử dụng.

+ Thứ ba: về chính sách khách hàng: Chưa cụ thể,chưa phân loại được khách hàng

Chính sách của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn về khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích đòi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa ra hệ thống xếp hạng tín dụng mới vào cuối năm 2007, và là cơ sở đề ngân hàng đưa ra chính sách cho vay. Tuy nhiên việc chấm điểm hay đưa ra nh ng chính sách về phí, lãi suất chưa rõ ràng, thống nhất mà chỉ định tính, chưa lượng hóa được hợp lý và khách quan. Chính vì vậy, chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.

+ Thứ tư: về định hướng khách hàng: Chưa xác định được cụ thể cho toàn ngân hàng, cho từng khu vực, chi nhánh.

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cũng như định hình sự lựa chọn về phân khu thị trường nhất định cho từng khu vực, chi nhánh. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng còn mang tính thụ động, đầu tư tín dụng theo phong trào nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm ảo.

+ Thứ năm: Quy định về tài sản đảm bảo: Thiếu chặt chẽ, chưa được thực hiện nghiêm túc

Tài sản đảm bảo được xem là nguồn đảm b ảo của khách hàng cho Ngân hàng với khoản vay của mình. Đây cũng chính là nguồn đảm bảo cho Ngân

hàng xử lý khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, cán bộ trực tiếp về tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn đôi khi lại không thực sự quan tâm đến vấn đề này. Một số đơn vị kinh doanh không kiểm tra kỹ tình trạng pháp lý của tài sản đảm bảo nhu GCN Quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe. Còn để sảy ra tình trạng GCN Quyền sử dụng đất không đủ tính pháp lý khi đem ra thế chấp nhu: không đủ các thành viên trong hộ có quyền đối với mảnh đất đứng ra bảo đảm, đất nằm trong mốc gi ới của dự án ... Hay nhu việc khách hàng không mua b ảo hiểm và chuyển quyền thụ huởng cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn đối với tài sản đảm bảo khi hết hạn bảo hiểm nhung trong thời hạn vay nên khi xảy ra vấn đề với tài sản đảm ảo, ảnh huởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhung ngân hàng không đuợc bồi thuờng từ tài sản đó do không có cơ quan ảo hiểm đứng ra ảo đảm cho ngân hàng.

+ Thứ sáu: về quy trình cho vay còn lỏng lẻo và mang hình thức

Việc phối hợp với các bộ phận của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Văn Chấn trong phán quyết cho vay còn lỏng lẻo và chua đảm bảo. Do chạy theo du nợ, chạy theo chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng và truởng đơn vị kinh doanh thuờng ỏ qua rủi ro của khách hàng mà quyết định cho vay, thêm vào đó, luợng khách hàng quá l n làm cho việc quyết định cho vay qua ba khâu độc lập bị hạn chế. Bộ phận kiểm soát tín dụng lại chỉ kiểm tra bề mặt

hồ sơ thay vì kiểm tra thực tế nên rủi ro tiềm ẩn của khoản vay là rất l ớn. Thực tế nh ng năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Ngân hàng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện nhu khách hàng không trả đuợc nợ đ ng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân tích, phòng ngừa, dự báo từ xa chua tốt do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán ộ, hệ thống thông tin thị truờng và xử l

thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do cán bộ tín dụng cung cấp. Việc kiểm tra tài sản đảm bảo, kiểm soát sau vay chỉ là hình thức, do vậy một số trường hợp tài sản đảm bảo có sự thay đổi dẫn đến thay đổi về giá trị, nhưng cán bộ tín dụng không nắm được để xử lý kịp thời.

+ Thứ bảy: Công tác đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức

Là hệ thống ngân hàng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Hơn nữa, do sự biến động về nhân sự tại ngân hàng diễn ra thường xuyên, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị kinh doanh và ảnh hưởng đến quá trình theo dõi khoản vay của khách hàng cán bộ đó quản lý. Hầu hết cán bộ công tác tín dụng tuổi đời đã lớn, phần lớn công tác từ 20 năm trở lên nên việc nắm bắt các quy định mới, công nghệ thông tin... còn hạn chế. Việc luân chuyển cán bộ diễn ra một cách hình thức, khiến cho tình trạng cán bộ luân chuyển địa bàn không nắm vững được đặc thù của địa bàn mình quản lý. Điều này ảnh hưởng l ớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, các khóa học đào tạo của Ngân hàng thường chỉ được tổ chức mang tính chất hình thức, không diễn ra thường xuyên và không mang lại hiệu quả cao. Khi có chương trình đào tạo nghiệp vụ, có yêu cầu bắt buộc từ hội sở, các cán ộ tín dụng do áp lực về doanh số, chỉ tiêu từng ngày từng giờ thường tìm cách đối phó, qua được điểm danh của nh ng uổi đào tạo này, chưa kịp tìm hiểu quy trình quy định của Ngân hàng mà chỉ rập khuôn, vận hành theo cơ chế truyền miệng cũng là vấn đề rất đáng lo ngại đối với Ngân hàng.

Nguyên nhân của những tồn tại trên: - Nguyên nhân chủ quan:

+ Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã lập ra Sổ tay tín dụng nhằm mục

đích chuẩn hoá các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Sổ tay tín dụng được lập dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chất lượng món vay là tốt. Tuy vậy việc áp dụng đầy đủ quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình trong Sổ tay tín dụng, nhiều ư c thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng l ớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác Hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác: Trong nền kinh tế phát triển, vấn đề thông tin trở thành một trong nh ng yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất ại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể.Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin. Nh ng thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và ngân hàng không tìm được cách nào để xác định liệu nh ng thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

+ Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt.

Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát

hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý s ớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được.

+ Ngân hàng chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ. Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa ra quy chế về phê duyệt khoản vay qua ba khâu độc lập là: Cán bộ thẩm định, Người kiểm soát và người ra quyết định cho vay, song đôi khi còn mang tính hình thức, cần tách riêng bộ phận tín dụng ra thành 2 bộ phận là quan hệ khách hàng và thẩm định cho vay để đảm bảo mọi công việc đều có sự giám sát lẫn nhau. Điều này dẫn đến rất nhiều tồn tại trong công tác tín dụng mà các đoàn thanh tra, kiểm tra đã đề cập.

Ngoài ra các nguyên nhân khách quan, không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan gây rủi ro cho hoạt động tín dụng đến từ môi trường kinh tế ên ngoài. Cụ thể là:

- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng còn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng ộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện.

- Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã được nh ng kết quả ư c đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập

nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Chẳng hạn như là:

+ Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các Tổ chức tín dụng, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu 0076 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh văn chấn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w