Tổng quan về nghiệp vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 0068 giải pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẻ tại các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48)

Dich vụ thanh toán thẻ ngân hàng được đưa vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 xuất phát từ Vietcombank để đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa dị ch vụ của khách du l ịch và đầu tư nước ngoài.

Do ảnh hưởng chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam nên Vietcombank phải đi vòng bằng cách thiết lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các ngân hàng và Công ty tài chính nước ngoài.

Tháng 6 năm 1990, Vietcombank và Ngân hàng BFCE Singapore ký Hợp đồng đại lý thanh toán thẻ. Đây là bước đi đầu tiên của thị trường thẻ Việt Nam. Ngay sau đó, tháng 7/1990, Sài gòn Công thương - Ngân hàng liên doanh với một Công ty con của Tyndall Group của Anh - thành lập nên Trung tâm Thanh toán VISA tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 7/1991, Hợp đồng đại lý thanh toán thẻ tín d ng quốc tế MasterCard lại tiếp tục được ký kết giữa Vietcombank với Công ty thẻ MB F Malaysia. Tiếp đến, tháng 9/1991, Hợp đồng đại lý thanh toán thẻ JCB được NHNT ký kết trực tiếp với công ty JCB International Co.Ltd Nhật B ản.

Tháng 7/1993, lần đầu tiên nghiệp vụ phát hành thẻ đã ra đời trên c ơ sở Vietcombank phát hành thí điểm thẻ Vietcombank Card. Tháng 02/1994, Vietcombank ký Hợp đồng đại lý thanh toán thẻ AMEX với TCTQT của Mỹ - American Express. Cũng trong năm 1994, Ngân hàng Liên doanh Indovina ank bắt đầu chấp nhận thanh toán thẻ iners Club, và một số các ngân hàng

khác cũng tham gia thị trường thanh toán thẻ như Vietinbank - đối với thẻ VISA, Eximbank - đối với thẻ VISA và MasterCard.

Năm 1995, sau khi phát hành thí điểm thẻ Vietcombank Card, Vietcombank đã tiến hành triển khai thẻ ATM sử dụng tại 04 ATM tại Vietcombank Trung ương và Chi nhánh Vietcombank Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động với sự tham gia của các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tới tháng 4 năm 1996, th tr ờng phát hành thẻ và thanh toán thẻ Việt nam hình thành toàn diện, đánh dấu bằng việc NHNN cho phép 04 NHTM là Eximbank, First Vina bank (nay là Chohung Vina bank), Vietcombank và ACB trở thành thành viên chính thức của hai TCTQT lớn là VISA và MasterCard, thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ nội địa và quốc tế. B ên cạnh đó, trong lĩnh vực thanh toán thẻ có các ngân hàng khác như Vietinbank, Sài Gòn B ank, UOB , Hongbank, ANZ, v.v...

Tháng 8 năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (VBCA) đã chính thức ra đời với tôn chỉ cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau, thống nhất ý chí và hành động đảm bảo các bên cùng có lợi để phát triển thị trường thẻ Ngân hàng Việt nam.

Năm 1997, Vietcombank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu được TCTQT Visa kết nạp là thành viên. Trong năm 1997 và 1998, hai ngân hàng này tiếp tục đưa vào thị trường sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa.

Năm 1998 th ng hiệu thẻ iners Club đ ợc ngân hàng liên doanh Indovina đ a vào thanh toán tại th tr ờng Việt Nam và sau đó Vietcombank cũng trở thành ngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này.

Năm 2003, Vietcombank đã ký hợp đồng với Công ty thẻ American Express cho phép Vietcombank là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có thể phát hành và thanh toán thẻ American Express.

Từ 2000 trở lại đây, thị trường thẻ Việt Nam càng có những biến đổi tí ch cực. Hầu hết các NHTM Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều triển khai dịch vụ thẻ. Nhiều sản phẩm thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang thưong hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường. Hệ thống ATM/EDC cũng được các NHTM Việt Nam quan tâm, đầu tư trang b ị để phục vụ khách hàng. Khái niệm thẻ ngân hàng đã đi dần vào công chúng và đây thực sự là thị trường tiềm năng, ngân hàng khai thác để góp phần thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt trong dân cư, nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, kích thích kinh doanh dịch vụ phát triển. Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB , Diners Club, CUP và DiscoverCard, là các thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Cũng từ giữa năm 2008, mạng lưới ATM của toàn thị trường đã c ơ bản liên thông với sự liên kết của các Công ty chuyển mạch thẻ Smartlink- Banknetvn-VNB C, giúp cho chủ thẻ của các ngân hàng đã có thể thực hiện các giao dịch trên ATM của các NH khác và ngược lại một cách dễ dàng; mạng lưới POS trên các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã hoàn tất kết nối và đang mở rộng ra các tỉnh thành phố trên cả nước, tiến tới thống nhất mạng lưới POS toàn thị trường như đối với mạng lưới ATM.

2.1.2. Ket qu ả ho ạt đ ộ ng của nghiệp vụ th ẻ tại các NHTM Việt Nam

2.1.2.1. Kết quả hoạt động của nghiệp vụ phát hành thẻ tại các Ngân hàng

STT Năm

S ố lượng thẻ phát hành luỹ kế (th ẻ)

Thẻ nội địa Thẻ quốc tế Tong cộng

1. 2005 1.112.800 137.200 1.250.000 2. 2006 4.065.889 301.561 4.367.450 3. 2007 9.075.633 567.901 9.643.534 4. 2008 13.978.622 1.026.985 15.005.607 5. 2009 20.241.073 1.433.929 21.675.002 6. 2010 28.500.000 3.200.000 31.700.000 7. 2011 38.625.838 3.652.436 42.278.274 8. 2012 49.436.815 5.466.652 54.903.467

Với sự nỗ lực của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ Việt nam đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 31/12/2012, toàn thị trường có 48 tổ chức tham gia phát hành thẻ, bao gồm cả NHTM nhà nước, NHTM Cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến 31/12/2012, tổng số l ợng thẻ phát hành toàn thị trường đạt 54,903 triệu thẻ (Biểu đồ 2.1), tăng 12,6 triệu thẻ (29,7%) so với cuối năm 2011, tăng 23,2 triệu thẻ so với cuối năm 2010, tăng 33,2 triệu thẻ so với cuối năm 2009 và tăng 39,9 triệu thẻ so với cuối năm 2008, trong đó thẻ nội đị a vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọ ng lớn với 92,31%, thẻ quốc tế chiếm khoảng 7,67%.

Biểu 2.1: Tổng số thẻ phát hành tại các NHTM Việt Nam qua các năm

Đơn vị: 1.000 thẻ

(Nguồn: B áo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam các năm 2008-2012) Dẫn đầu thị trường là Vietinbank với 23,1% thị phần (12,6 triệu thẻ), vị trí thứ hai là Agribank với 19,4% thị phần (hơn 10,6 triệu thẻ), v ị trí thứ ba là Vietcombank chiếm 13,8% thị phần (7,5 triệu thẻ), vị trí thứ tư là NHTMCP Đông Á chiếm 12,62% thị phần (6,9 triệu thẻ), BIDV đứng ở vị trí thứ năm với 8,9% thị phần (4,9 triệu thẻ), v.v...

❖Phát hành thẻ nội địa

Thẻ ghi nợ nội đị a vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng, chiếm 92,31 % trong tổng số lượng thẻ phát hành của toàn thị trường (B ảng 2.1).

nội địa, với số tổng số thẻ nội địa phát hành (bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội đ a) đạt 49,4 triệu thẻ, tăng 128% so với năm 2011, trong đó Vietinbank tiếp tục dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam về phát hành thẻ ghi nợ nội địa với 12,1 triệu thẻ, chiếm 24,61 % thị phần. Tiếp đến là Agribank với

10,5 triệu thẻ, chiếm 21,34% thị phần và Ngân hàng Đông Á với 6,9 triệu thẻ, chiếm 13,98% thị phần, Vietcombank với 6,5 triệu thẻ, chiếm 13,27% thị phần, B IDV với 4,8 triệu thẻ chiếm 9,86 % thị phần, v.v ...Tuy nhiên, hiện tại tỷ trọng của thẻ ghi nợ nội địa đang có xu huớng giảm xuống dù mức giảm rất thấp (Năm 2009 chiếm 93 %, năm 2010 chiếm 89,9%, năm 2011 chiếm 91% và năm 2012 chiếm 90 % trên tổng số luợng thẻ phát hành của toàn thị truờng).

❖ Đối với thẻ trả truớc

Trong năm 2012 cả thị truờng đã có 14 ngân hàng phát hành thẻ trả truớc với tổng số hrợng là 1.991.854 thẻ (trong đó có 1.181.868 thẻ nội địa và 809.986 thẻ quốc tế), chỉ chiếm 3,6% thị phần thẻ toàn thị truờng. Riêng với loại hình phát hành thẻ tín dụng nội đị a, tại Việt Nam chỉ có 5 ngân hàng tham gia phát hành là Vietinbank (14.795 thẻ), Ngân hàng Sài gòn thuơng tín (33.868 thẻ), ACB (8.937 thẻ), Ngân hàng Đại tín (529 thẻ) và Ngân hàng Nam Việt (4.462 thẻ), với số luợng thẻ phát hành là 62.596 thẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thẻ trên thị truờng.

❖ Phát hành thẻ quốc tế

Tính đến 31/12/2012, trong tổng số 48 tổ chức tham gia thị truờng thẻ, có 34 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, trong đó có 26 tổ chức phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, 30 tổ chức phát hành thẻ tín d ng quốc tế và 23 tổ chức phát hành cả 2 loại thẻ trên. Tổng số thẻ quốc tế phát hành trên toàn th tr ờng đến hết ngày 31/12/2012 đạt 5.466.652 thẻ, tăng hơn 3,8 % so với năm 2009. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, toàn thị truờng phát hành đuợc 1.881.159 thẻ , trong đó đứng đầu số l ợng thẻ quốc tế phát hành trong năm 201 2 tiếp t c là Vietcombank với 601.817 thẻ, chiếm 31,99 % thị phần, tiếp đến là Techcombank với 303.275 thẻ, chiếm 16,12 % thị phần, Ngân hàng Sài gòn thuơng tín với 229.380 thẻ, chiếm 12,19 % thị phần, v.v...

Đối với thẻ tín dụng quốc tế, đến hết 31/12/2012, toàn thị trường phát hành được 1.542.503 thẻ tín dụng quốc tế, chiếm 28 % trong tổng số lượng thẻ quốc tế, trong đó Vietinbank tiếp tục giữ thị phần lớn nhất với 30 % thị phần (457.693 thẻ). Vietcombank xếp thứ hai với 368.212 thẻ, tương đương 24,2 % thị phần. Các vị trí tiếp theo là Ngân hàng Á châu với 117.519 thẻ (7,7% thị phần), Techcombank và Ngân hàng Sài gòn thương tín cũng đạt hơn 79.000 thẻ lần lượt chiếm 5,2 thị phần, v.v...

Đạt được kết quả trên là do việc ban hành và triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN Việt Nam, cụ thể là đề án thanh toán không dùng tiền mặt và Chỉ thị số 20 về việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương Ngân sách Nhà nước. Chính sách đã đi vào cuộc sống bằng sự tham gia tích cực, quyết liệt của các NHTM Việt Nam và sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp. Ngoài ra, đạt đ ợc kết quả trên không thể không nói đến vai trò của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và các TCTQT với những hỗ trợ thiết thực trong việc cập nhật thông tin về xu thế phát triển thị trường quốc tế, phổ biến kinh nghiệm quản lý kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, tổ chức các chương trình khuyến khích phát triển th tr ờng thẻ tại Việt Nam.

❖ Phát hành thẻ Chip theo chuẩn EMV

Tính đến 31/12/2012, toàn thị trường đã có 17 NHTM Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV, bao gồm: ACB, Vietinbank, Vietcombank, VPBank, VIB, Seabank, BIDV, Eximbank, Maritimebank, Techcombank, Sacombank, NH liên doanh Việt Nga, MBBank, SHB, PGBank, Tienphongbank, Trustbank với số lượng còn hết sức khiêm tốn (hơn 350.000 thẻ) và chủ yếu tập trung vào phát hành thẻ Chip theo chuẩn EMV cho sản phẩm thẻ tín d ng quốc tế.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán thẻ tại các Ngân hàng

thương mại Việt Nam

❖ về doanh số sử dụng thẻ

Biểu đồ 2.2: Doanh số sử dụng thẻ của một số NHTM Việt Nam

Đ ơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: B áo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2012)

Tính đến 31/12/2012, doanh số sử dụng thẻ toàn thị truờng Việt Nam đạt 882.159 tỷ đồng, tăng 21,66 % so với năm 2011, thể hiện nhu cầu sử dụng thẻ của nguời dân ngày một gia tăng. Dan đầu thị truờng là Vietcombank với 195.653 tỷ (chiếm 22,1% thị phần), vị trí thứ hai là Agribank với 170.082 tỷ (chiếm 19,28% thị phần), vị trí thứ 3 là Vietinbank với 144.839 tỷ (chiếm 16,42 % thị phần), vị trí thứ tu là Ngân hàng Đông Á với 127.975 tỷ (chiếm 14,51 % thị phần),vị trí thứ năm là B IDV với 86.256 tỷ (chiếm 9,78% thị phần), v.v.... Trong tổng doanh số sử dụng thẻ các loại, doanh số sử dụng thẻ

ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ trọ ng cao tới 92,88%, tương đương hơn 819.000 tỷ VND, trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 85,12%, doanh số chuyển khoản chiếm 14,4 %, doanh số thanh toán tại ĐVCNT chỉ chiếm 0,4% và doanh số thanh toán hóa đơn chiếm 0,06%. Qua đó cho thấy người dân vẫn chủ yếu sử dụng thẻ nội địa để rút tiền mặt.

❖ Về doanh số thanh toán thẻ

Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán Thẻ quốc tế tại các NHTM Việt Nam

Đ ơn vị: Triệu VND

(Nguồn: B áo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam các năm 2005-2012) Tính đến 31/12/2012, doanh số thanh toán thẻ toàn thị trường Việt Nam đạt 942.019 tỷ đồng (Trong đó doanh số thanh toán thẻ quốc tế là 99.940 tỷ đồng, doanh số thanh toán thẻ nội địa là 842.097 tỷ đồng). Dẫn đầu thị trường là Vietcombank (21,3%), vị trí thứ hai là Vietinbank (21%), Agribank đứng thứ 3 (18,7%), tiếp đến là B IDV (9%), Techcombank (5%), v.v...

Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005-2012, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bình quân đạt tới 4,3 triệu lượt khách/năm. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2013, ngành du l ịch Việt Nam đã đón 1,8 triệu

STT Quốc gia Tỷ lệ giao d ch thẻ Tỷ lệ giao d ch Internet sử d

ng VbV

1. Thế giới 27% 14%

2. Khu vực Châu Á Thái B ình

Dương, Trung, Đông Âu; Trung Đông và châu Phi

25% 10% 3. Đông Nam Á 73% 33% 4. Brunei 42% 43% 5. Cambodia 8% 0% 6. Indonesia 94% 49% 7. Lào 57% 0% 8. Malaysia 81% 39% 9. Philippin 4 % 54% 10. Singapore 78% 49% 11. Thái Lan 78% 28% 12. Việt Nam 37% 6%

lượt khách quốc tế, phục vụ 12,3 triệu lượt khách nội địa. Nhờ vậy, doanh số thanh toán thẻ quốc tế và thẻ nội đị a của các NH cũng tăng lên mạnh mẽ.

Biểu đồ 2.4: Thị phần doanh số thanh toán thẻ của các NHTM Việt Nam

(Nguồn: B áo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2012)

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam tăng đáng kể từ năm 2005 khi chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài được thực hiện. Khách du lịch và doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều. Số lượng thương hiệu thẻ được chấp nhận tại thị trường Việt Nam cũng gia tăng. Trước đây, các ngân hàng, ĐVCNT mới chỉ biết đến một số thương hiệu thẻ phổ biến như Visa, MasterCard thì giờ đây các thương hiệu lớn khác như: Amex, JCB , Dinner Club, CUP, v.v.. .cũng trở nên quen thuộc.

❖ Về tỷ lệ giao dị ch thẻ tại các NHTM Việt Nam so với các nước trên thế giới

VbV (Verified by Visa) là chương trình xác thực thông tin chủ thẻ được thực hiện đối với mỗi giao dịch trực tuyến bằng các loại thẻ do TCTQT Visa phát hành. Chương trình giúp bảo vệ chủ thẻ và ĐVCNT tránh khỏi nạn trộm thẻ, sử dụng trái phép thông tin để mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

B ảng 2.2: Tỷ lệ giao d ịch thẻ tại các NHTM Việt Nam so với các

thẻ tại các nước trên thế giới trung bình đạt 27%, trong đó tỷ lệ giao dị ch thẻ qua Internet sử dụng VbV chiếm 14%. Indonesia vẫn là nước có tỷ lệ giao dịch thẻ cao nhất đạt 94% và tỷ lệ giao dị ch thẻ qua Internet sử dụng VbV chiếm 49%. Sở dĩ tỷ lệ giao dịch thẻ và tỷ lệ giao dịch Internet sử dụng VbV tại Indonesia cao do thói quen của người dân và do Indonesia hầu hết đã phát hành thẻ Chip theo chuẩn EMV. Tỷ lệ giao dịch thẻ tại Việt nam đạt 37% cao

hơn so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch thẻ qua Internet sử dụng VbV chỉ chiếm 6%. Như vậy, nguy c ơ chủ thẻ và ĐVCNT b ị rủi ro nếu thẻ b ị mất trộm và sẽ b ị kẻ gian sử dụng trái phép thông tin để mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến qua Internet là rất cao.

2.1.2.3. Đầu tư trang thiết bị, mạng lưới chấp nhận thẻ (ATM/EDC)

B ên cạnh phát triển chủ thẻ, tăng nguồn huy động vốn từ dân cư, các NHTM còn chú trọng đầu tư, trang bị và mở rộng màng lưới thiết bị chấp nhận thẻ ATM và EDC, nhằm chiếm lĩnh thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh d ch v thẻ.

Một phần của tài liệu 0068 giải pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẻ tại các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w