2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
> Năm 2008
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạng của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản (BĐS), thị trường chứng khoán, cùng các bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 và xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây áp lực giảm phát. Kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2009. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh (giá xăng, giá gạo leo thang cùng với những tin
đồn thất thiệt), thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên lục sụt giảm. Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao mang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lí. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và áp lực giảm phát, diễn biến nền kinh tế và lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các giải pháp vĩ mô cũng có sự thay đổi cho phù hợp.
> Năm 2009
Năm 2009, nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế bộc lộ dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2008. Nền kinh tế Việt Nam có mức độ mở cửa lớn với kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vì vậy, mặc dù các tố chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư, nắm giữ các loại tài sản độc hại nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động qua kênh đầu tư, thương mại (FDI vào chậm lại, khách quốc tế giảm, xuất khẩu sụt giảm). Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II/2009 của cả nước đạt 4.5%; GDP trong 6 tháng đầu năm đạt 3.9%. Con số này mặc dù thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6.5% của cùng kỳ năm 2008, nhưng đã tăng đáng kể so với mức 3.1% của quý 1/2009. Những tháng cuối năm có nguy cơ tái lạm phát. Tái lạm phát cao lên vào những tháng cuối năm khi có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Ớ trong nước là sự điều độ về liều lượng giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát không dễ dàng.
Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10.95 tỷ USD bằng 31.3% xuất khẩu, nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài
không tăng mà còn giảm, nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu... Do vậy dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá. Thêm vào đo, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6.5%
GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND. Trên thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh. Sự khan hiếm tiền đồng về lý thuyết làm cho VND tăng giá nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN cung ứng thêm tiền. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND. Kết thúc năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5.32% với lạm phát được kiềm chế dưới 7%.
> Năm 2010
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6.78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6.5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4.69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4.24%, lâm nghiệp tăng 4.6%, thủy sản tăng 6.05%. Tống mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1561.6 nghìn tỷ đồng, tăng 24.5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504.4 nghìn tỷ đồng, bằng 109.3% dự toán năm.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830.3 nghìn tỷ đồng, tăng 17.1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả
năm 2010 đạt 141.6 nghìn tỷ đồng, bằng 110.4% kế hoạch năm. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7.1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt hơn 71.6 tỷ USD, tăng 25.5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.
Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Quốc hội đặt chỉ tiêu lạm phát 2010 dự kiến ở mức 7-7.5%. Sau 6 tháng, trước tình hình giá thế giới biến động, giá cả đầu vào nhiều loại nguyên liệu tăng bất thường, mức lạm phát được điều chỉnh lên 8.5%/năm. Tuy nhiên, diễn biến 3 tháng cuối, nhất là tháng 11 đã khiến tất cả các cơ quan điều hành phải bất ngờ, khi mới chỉ 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên tới 9.58%. Lạm phát năm 2010 tới 11.75%. Như vậy, trong vòng bốn năm qua, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2007 là 12.63%; năm 2008 là 22.97%). Việc CPI năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn.
Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo.
> Năm 2011
Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị
ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.
Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt các ngành, các cấp, địa phương và tập đoàn kinh tế cùng nhân dân cả nước trên tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Nhiều văn bản quan trọng được Trung ương Đảng, Quốc Hội và Chính phủ ban hành kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 59/2011/QH12 của Quốc hội, Kết luận số 02/KL-TW ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5.89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6.78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng đều trong cả ba khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm trong nước quý I tăng 5.57%; quý II tăng 5.68%; quý III tăng 6.07% và quý IV tăng 6.10%. Trong 5.89% tăng chung giá tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng
0.86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.69% (Lương thực tăng 1.40%; thực phẩm tăng 0.49%); Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.68%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.24%; giao thông tăng 0.16%; giáo dục tăng 0.05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0.09%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18.13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18.58% so với bình quân năm 2010. Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0.97% so với tháng trước; tăng 24.09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0.02% so với tháng trước; tăng 2.24% so với cùng kỳ năm 2010.
> Năm 2012
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5.03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4.64%; quý II tăng 4.80%; quý III tăng 5.05%; quý IV tăng 5.44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5.89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng , Quốc hội và Chính phủ. Trong 5.03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.72%, đóng góp 0.44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.52%, đóng góp 1.89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.42%, đóng góp 2.7 điểm phần trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0.27% so với tháng trước và tăng 6.81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9.21% so với bình quân năm 2011.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12/2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1.17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.32%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.28% (Lương thực tăng 0.13%; thực phẩm tăng 0.28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0.4%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.14% (Dịch vụ y tế tăng 0.03%); giáo dục tăng 0.09%; giao thông giảm 0.43%; bưu chính viễn thông giảm 0.02%.
Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 chỉ tăng 6.81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6.52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng
11.75% của năm 2010 và mức tăng 18.13% của năm 2011 nhưng là năm giá có
nhiều biến động bất thường, cụ thể: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1.0% vào tháng 1 và tăng 1.37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2.20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Trong năm có tới 7
tháng CPI tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0.5%.
> Năm 2013
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước