Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 104)

Đối với các loại lãi suất khác nhau NHNN cần phải sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các công cụ lãi suất này. Cụ thể:

3.2.2.1. Lãi suất cơ bản

NHNN cần tăng cường việc theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp làm cho lãi suất cơ bản thực sự đóng vai trò là tín hiệu để điều tiết lãi suất thị trường.

3.2.2.2. Lãi suất tái chiết khấu

Thực hiện điều chỉnh lãi suất TCK phù hợp với diễn biến thị trường. Lãi

suất tái chiết khấu phụ thuộc vào CSTT thắt chặt hay nới lỏng tín dụng trong từng thời kì. Việc xác định và điều chỉnh lãi suất TCK phải vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh nhưng đồng thời không ảnh hưởng đến việc điều hoà và quản lý khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Do đó để đảm bảo công cụ TCK phát huy tác dụng trong việc điều hành lãi suất trên thị trường cần tạo lập môi trường pháp lý cho sự lưu thông các chứng từ có giá.

NHNN nên mở rộng danh mục các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch tái chiết khấu. Có thể tiến tới chấp nhận trái phiếu công ty của một ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc GTCG do các tố chức tín dụng phát hành có chất lượng cao, do một tố chức có uy tín xếp hạng, được chiết khấu trong hình thức chiết khấu GTCG của NHNN với các ngân hàng thương mại.

3.2.2.3. Lãi suất tái cấp vốn

đồng thời phản ánh tín hiệu của CSTT, giải pháp chủ yếu là phải đảm bảo cho các hình thức tín dụng của NHNN thực hiện đúng chức năng của nó và phải tạo

ra được mối ràng buộc về vốn giữa NHTM và NHNN. Theo đó, NHNN cần: + Một là, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường tiền tệ: Với điều kiện thị trường tiền tệ ở Việt Nam như hiện nay thì lãi suất tái cấp vốn được lựa chọn là lãi suất trần và lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường. Cùng với khung lãi suất này, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được NHNN sử dụng để định hướng lãi suất thị trường. NHNN sẽ quy định và công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường.

+ Hai là, hoàn thiện quy trình thủ tục tái cấp vốn: Khi điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép, NHNN nên tính tới việc thực hiện tái cấp vốn qua mạng thông tin nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển chứng từ xét duyệt.

3.2.2.4. Lãi suất thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò chủ chốt trong điều tiết vốn khả dụng của hệ thống TCTD, qua đó điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với mục tiêu CSTT. Đây là công cụ chủ động của NHNN, thể hiện qua việc NHTW chủ động linh hoạt sử dụng công cụ này trong việc tác động vào TTTT. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế. Để lãi suất thị trường mở trở thành lãi suất mang tính chất định hướng lãi suất thị trường một cách có hiệu quả, NHNN cần:

+ Bổ sung và đa dạng hóa các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường, đa dạng hóa thời gian giao dịch, tập trung phát triển các loại hàng hóa và GTCG ngắn hạn cho thị trường mở. Đồng thời, tạo điều kiện vè mặt pháp lý cho các TCTD tăng khả năng phát hành các loại GTCG.

+ Phát triển hoạt động thông tin thị trường, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin; nâng cao khả năng phân tích và dự báo tình hình thị trường để có biện pháp tác động điều tiết tốt, phù hợp với xu hướng phát triến của TTTT.

+ Tổ chức tốt hệ thống thông tin giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng; từng bước nâng cao chất lượng của việc thu thập và dự báo thông tin về vốn khả dụng của các TCTD, đảm bảo cung cấp kịp thời về NHNN để làm cơ sở đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, chính xác và đem lại hiệu quả tốt nhất.

+ Mở rộng khả năng tiếp cận kênh thị trường mở đối với tất cả các TCTD.

Ngoài ra, lãi suất cần được xác định một cách khoa học, phù hợp với thực tế phát triển của đất nước đồng thời đảm bảo tính công bằng, không phân biệt đối xử, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các TCTD.

NHNN không nên đưa ra mức lãi suất quá cao hoặc quá thấp vì nếu lãi suất quá thấp thì sẽ không kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, không kiềm chế được lạm phát, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các TCTD làm cho họ bị thua lỗ, phá sản. Ngược lại, lãi suất quá cao thì hạn chế đầu tư làm cho nền kinh tế trì trệ không phát triển... Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách lãi suất cần được tính toán khoa học, tuân thủ nguyên tắc lạm phát nhỏ hơn lãi suất huy động, nhỏ hơn lãi suất cho vay và nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hơn nữa, để hạ lãi suất NHNN không nên áp đặt khống chế đầu vào, có như thế thì các TCTD mới phát huy hết khả năng của mình, tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác, phải đảm bảo nguyên tắc là không cản trở xu hướng tự do hoá lãi suất thì NHNN nên chủ động can thiệp vào lãi suất thị trường thông qua lãi suất tái cấp vốn, hạn mức tín dụng. Việc sử dụng công cụ lãi suất nội tệ cần phải đặt trong mối quan hệ với việc sử dụng lãi suất ngoại tệ để ăn

khớp và phối hợp cùng chính sách tỷ giá, cơ chế quản lý ngoại hối. Chỉ có như vậy, hoạt động tín dụng mới sôi động và linh hoạt hơn, các TCTD mới thực sự trở thành trung tâm cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w