Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và tăng cường công tác thông

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

tin, truyền thông

3.2.5.1. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Hiện đại hóa hệ thống thanh toán nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thu hẹp thanh toán tiền mặt, ổn định các nhu cầu dự trữ thanh toán của TCTD, giảm dự trữ dư thừa, chuyển tải nhanh các luồng vốn, làm cân bằng lãi suất thị trường, tạo ra điều kiện cho việc chuyển tải và hoán đổi nhanh chóng các công cụ tài chính, tiền tệ; đảm bảo cho sự can thiệp, điều tiết TTTT của NHNN trở nên đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu hơn; đồng thời đảm bảo cho các NHTM tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. NHNN có thể áp dụng:

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán, như ban hành quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; sửa đổi, bổ sung quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng về việc lập, lưu trữ chứng từ điện tử,

chữ ký điện tử, tài khoản hạch toán, thanh quyết toán; mở rộng dự án hiện đại hóa, tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hóa, công nghệ thanh toán theo chiến lược “đi tắt, đón đầu” trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cải tiến cơ cấu tổ chức hệ thống thanh toán theo hướng thanh toán tập trung khu vực và xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ toàn quốc. Tại NHNN cần có một đơn vị đầu mối nghiên cứu, ban hành cơ chế và chỉ đạo hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống và khẩn trương đào tạo cán bộ, nhân viên có kiến thức và khả năng tiếp thu và áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại.

- Nâng cấp và đồng bộ hóa máy móc thiết bị, chương trình phần mềm, ứng dụng nối mạng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ, đấu thầu tín phiếu KBNN, trái phiếu Chính phủ qua NHNN.

- Xây dựng hệ thống mạng theo dõi các hoạt động trên TTTT, nhất là hoạt động trên thị trường LNH nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình thị trường phục vụ cho việc điều hành CSTT nói chung và CSLS nói riêng. Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hóa, đảm bảo nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin; tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành để phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ.

3.2.5.2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông

- Về tiếp cận thông tin: Trong xây dựng và điều hành CSLS thì thông tin chính sách kịp thời là đầu vào quan trọng. NHNN đã đầu tư nâng cấp hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đơn vị và đã mang lại những lợi ích rõ rệt. Thực tế cho thấy việc xây dựng và điều hành CSLS có tác động qua lại tới các vấn đề kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin, số liệu từ các bộ, ngành khác vẫn gặp nhiều khó khăn, thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời, Do vậy, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống

thông tin giữa các bộ, ngành theo hướng nâng cao chất lượng số liệu, hệ thống cập nhật và tiếp cận thông tin.

- Về công tác truyền thông: Các thông tin và quyết định về CSLS là những vấn đề nhạy cảm, tác động tới tâm lý thị trường. Hệ thống và cách thức truyền thông cung cấp thông tin đúng đắn, kịp thời tới công chúng sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực tới thị trường. Trong những năm qua, NHNN đã cung cấp tới công chúng qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin chưa chủ động, kịp thời và sâu rộng; những tin đồn thất thiệt vẫn xuất hiện nhiều và tác động tiêu cực tới thị trường. Do vậy, cần tiếp tục đầu tư vào mạng lưới truyền thông theo hướng xây dựng các thức truyền thông chủ động, nhanh nhạy và có thể tiếp cận tới đông đảo công chúng.

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w