Để lãi suất được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung - cầu về vốn tín dụng trên thị trường cùng với việc hoàn thiện các loại lãi suất của NHNN: lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở. Khi đó, TTTT hoạt động thường xuyên hơn và thông suốt hơn với sự vận hành đầy đủ và có hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, cho vay tái chiết khấu và tái cấp vốn...
NHNN đã lựa chọn lãi suất tái chiết khấu làm lãi suất “sàn”, lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất “trần” của thị trường liên ngân hàng và lãi suất thị trường mở là lãi suất điều tiết. Việc hình thành lãi suất TCK là lãi suất sàn trên thị trường đảm bảo NHNN chỉ cho vay với tư cách là người cho vay cuối cùng. NHNN nên phân bổ hạn mức chiết khấu cho các NHTM hoặc việc tiếp cận công cụ này chỉ áp dụng đối với một số ngân hàng có khó khăn nghiêm trọng về vốn đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt,.. .Đi liền với việc hình thành lãi suất TCK là lãi suất sàn là việc
xây dựng lãi suất TCV là lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng. Mục đích sử dụng công cụ này là đối với các NH sau khi đã sử dụng biện pháp tích cực huy động vốn, vay trên thị trường liên ngân hàng, vay qua các giao dịch trê n thị trường mở mà vẫn thiếu hụt vốn thì sẽ tiếp cận kênh tái cấp vốn hoặc vay qua đêm của NHNN. Đối với lãi suất nghiệp vụ thị trường mở thì việc xác định lãi suất này sẽ được thực hiện linh hoạt theo các nguyên tắc thị trường và định hướng điều hành CSTT của NHNN. Lãi suất OMO sẽ nằm trong khoảng giữa mức lãi suất TCK và lãi suất TCV. Từ đó, NHNN đã thiết lập được một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 6.5% - 4.5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Nhờ đó, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường. Do vậy, NHNN cần tiếp tục điều hành lãi suất TCK, lãi suất TCV và lãi suất OMO một cách linh hoạt và phù hợp để cơ chế kiểm soát lãi suất thị trường ngày càng được hoàn thiện.
Đối với lãi suất cơ bản: Theo Điều 12 Luật NHNN năm 2010 quy đinh: “NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”. Như vậy, về mặt pháp lý NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản nhưng với cơ chế thỏa thuận. LSCB không còn là công cụ để kiểm soát trực tiếp lãi suất cho vay của các TCTD đồng thời qua phân tích diễn biến lãi suất cơ bản trong chương 2 cho thấy LSCB do NHNN công bố đã không sát với lãi suất thực tế của các
TCTD. Vậy, NHNN cần tiếp tục việc xác định và công bố LSCB cho phù hợp hơn để nó có thể đóng vai trò định hướng lãi suất thị trưởng và là kênh thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các TCTD, DN và người dân xác định và thỏa thuận lãi
suất tiền gửi và tiền vay phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường.