Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

3.3.2.1. Thiết lập mối quan hệ giữa CSLS với các chính sách quản lý khác

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN Việt Nam trong việc phối hợp chính sách tài khóa và CSLS, điều hành tỷ giá, quản lý thị trường

ngoại tệ, vàng nhằm phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Bộ Tài chính cần có sự trao đổi thông tin kịp thời với NHNN Việt Nam về các diễn biến thu chi ngân sách nhất là đối với các khoản có giá trị lớn, về lịch trình phát hành trái phiếu Chính phủ cũng như các thông tin khác như kỳ hạn, khối lượng và lãi suất trái phiếu, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ trong việc phát triển thị trường tín phiếu KBNN cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

3.3.2.2. Phối hợp với NHNN trong việc phát triển TTTT và xác định mục tiêu vĩ mô

- Về phát triển TTTT: Đây không chỉ là nhiệm vụ của NHNN mà còn cần sự phối hợp của các Bộ, ngành, đặc biệt là từ phía Bộ Tài chính để tránh được những chồng chéo và quá nhiều can thiệp không cần thiết, tăng cường khả năng quản lý có hiệu quả đối với thị trường.

- Về xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô: NHNN và Bộ Tài chính cần có sự phối hợp trong việc xác định mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó.

Trong thời gian tới, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung mục tiêu chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt - Flexible Inflation Targeting (FIT) nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung. Theo đuổi chính sách này, cả NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia xác định khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và linh hoạt trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu. Mặt khác, chính sách FIT cho phép quan tâm cả mục tiêu kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng thông qua chỉ số độ lệch sản lượng. Điều chỉnh này rất tương thích với việc lựa chọn mục tiêu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Chủ trương cũng như sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô của Chính phủ trong thời gian qua là bước dấu hiệu quan trọng cho phép triển khai chính sách FIT ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.3.2.3. Phối hợp trong điều hành lãi suất tín phiếu KBNN và trái phiếu Chính phủ

- Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN trong điều hành lãi suất nhất là trong việc xác định các mức lãi suất trái phiếu Chính phủ làm cơ sở tạo lập đường cong lãi suất chuẩn, đồng thời tăng cường tính thị trường của lãi suất tín phiếu KBNN, cũng như đa dạng hóa kỳ hạn của tín phiếu. Ngoài ra, cần tăng cường phát hành những tín phiếu KBNN và trái phiếu Chính phủ để đủ số lượng cho thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng vay hay cho vay rất dễ dàng bằng cách bán (vay) khi thiếu vốn, hay mua (cho vay) khi thừa vốn. NHTW cũng bán khi muốn thu hồi tiền từ lưu thông và mua khi muốn tung tiền ra lưu thông.

Một phần của tài liệu 0015 giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng NH ở việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w