Các hình thức cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 37 - 41)

1.2 Hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

1.2.5 Các hình thức cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ vào mục đích cho vay và nhu cầu sử dụng vốn vay của DNNVV tại NHTM mà ngân hàng áp dụng sản phẩm cho vay cụ thể theo các loại khác nhau, trong số đó có một số cách phân loại chủ yếu tại NHTM như sau:

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời gian ngắn, dưới một

năm. Những khoản cho vay này chủ yếu là để tài trợ vốn luân chuyển có tính thời vụ và tạm thời cho các nhu cầu sản xuất thường xuyên của công ty. Một số sản phẩm phù hợp với loại hình cho vay này là cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, sản phẩm cho vay quay vịng KHDN....

- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến

5 năm. Cho vay trung hạn chủ yếu là để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trong dài hạn. Ngày nay việc vay vốn ngân hàng đã trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp và cá nhân, nhờ những lợi ích của nó mang tới. Thời gian vay trung hạn từ 01-05 năm hỗ trợ rất nhiều cho các đối tượng cần vốn ngay mà khơng có khả năng xoay vốn để trả nợ. Nếu như cho vay ngắn hạn phù hợp với các doanh nghiệp cần vốn tạm thời, thì cho vay trung hạn dành cho các doanh nghiệp cần đầu tư các dự án, đầu tư tài sản cố định như mua mới hay sửa chữa, khả năng luân chuyển vốn chậm như cho vay mua ô tô, đầu tư máy móc, nhà xưởng, sản phẩm cho vay các doanh nghiệp ngành xây lắp....

- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm phục vụ

chủ yếu cho mục đích cấp vốn cho các dự án lớn, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, cải tiến khoa học công nghệ, đầu tư dài hạn cho cá nhân cũng như doanh nghiệp... những dự án có thời gian thu thu hồi vốn dài như đầu tư mua bất động sản hoặc đầu tư dự án...

> Căn cứ vào hình thức bảo đảm

- Cho vay không bảo đảm: hay còn gọi là cho vay tín chấp, doanh nghiệp

vay vốn mà khơng có tài sản thế chấp, hay được bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm là một phương án để đảm bảo rằng khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể thu hồi khoản nợ từ việc xử lý tài sản. Ngân hàng đánh giá uy tín dựa trên phương án kinh doanh có khả thi hay khơng, có

khả năng đem lại lợi nhuận cao, từ đó để quyết định và lượng hóa giá trị cho vay; Ví dụ một số tiêu chí đánh giá về uy tín của như doanh nghiệp mà một số ngân hàng đang áp dụng như là: phải có lãi trong hai năm liền kề thời điểm vay vốn, thời gian hoạt động của doanh nghiệp đã được trên 5 năm, các đối tác đầu ra đầu vào của khách hàng có phải là nhưng doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, hay đã từng có nợ xấu CIC hay chưa... Đối với các đối tượng này phải là những khách hàng tốt, tài chính lành mạnh, trung thực, quản trị hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa uy tín trên thị trường... và gần như chắc chắn rằng khách hàng thanh toán được khoản nợ. Trên thực thế hình thức cho vay này khá ít và rất hạn chế do rủi ro trong hình thức này rất cao. Thông thường số lượng cấp tín dụng theo hình thức cấp tín dụng này rất thấp do rất ít đối tượng đáp ứng được các điều kiện vay tín chấp này, hầu như chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước. Một số sản phẩm cho vay DNNVV phù hợp với loại hình này như sản phẩm thẻ tín dụng,

- Cho vay bảo đảm đầy đủ bằng tài sản: là hình thức cho vay mà khách hàng đưa các tài sản của mình hoặc của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay của mình và ngân hàng đánh giá giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay lớn hơn giá trị tối đa của. Các hình thức bảo đảm tài sản thường gặp tại các ngân hàng là: bảo lãnh, thế chấp, cầm cố. Mục đích của yêu cầu tài sản bảo đảm là khi khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp đồng về cho vay, khơng thanh tốn đầy đủ gốc và lãi thì ngân hàng có thể thu hồi các khoản này từ việc xử lý tài sản. Bảo đảm có thêm một nguồn thứ hai trong trường hợp khách hàng xảy ra rủi ro về tài chính. Tài sản bảo đảm của doanh nghiệp chủ yếu là dưới hình thức bất động sản, máy móc, cơng xưởng hoặc phương tiện giao thông vận tải... các tài sản này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên thứ 3, tài sản này phải khơng có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy

định của pháp luật. Mức độ rủi ro cho vay theo hình thức này thấp hơn nhiều so với hình thức cho vay khơng có bảo đảm.

- Cho vay bảo đảm một phần bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay kết

hợp cả 2 phương thức cho vay trên, khách hàng vẫn có tài sản thế chấp cho ngân hàng nhưng giá trị bảo đảm của tài sản thấp hơn so với giá trị của khoản vay được ngân hàng chấp thuận. Đối với các khách hàng khác nhau, mức độ uy tín khác nhau mà ngân hàng chấp thuận một tỷ lệ cho vay có bảo đảm trên mức cho vay tối đa khác nhau. Thông thường mức tỷ lệ này tại các ngân hàng chấp nhận ở mức trên 60%. Mức độ rủi ro của hình thức này cũng nằm giữa 2 hình thức đã nêu trên.

> Căn cứ vào phương thức cho vay

- Phương thức cho vay từng lần: Ngân hàng căn cứ vào từng phương án,

từng kế hoạch kinh doanh, từng khâu cụ thể để cho vay. Phương thức này phù hợp đối với các doanh nghiệp thiếu hụt vốn lưu động sản xuất kinh doanh không ổn định, không thường xuyên, có nhu cầu vốn theo tiến độ dự án hoặc trong trường hợp khách hàng thuộc diện cần tăng cường kiểm sốt, giám sát thì giải ngân từng lần giúp ngân hàng giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tạo sự an toàn và hạn chế những rủi ro. Giám sát được khoản vay cũng chính là ưu điểm của hình thức này.

- Phương thức cho vay theo hạn mức: Sau khi đánh giá các điều kiện cấp

tín dụng, ngân hàng sẽ cấp một giới hạn tín dụng trong một khoảng thời gian (thông thường là trong 1 năm), trong khoản thời gian này các doanh nghiệp được cấp vốn thường xuyên theo nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng luôn đảm bảo rằng tổng nghĩa vụ tài chính phải thấp mức giới hạn đã được cấp tại mọi thời điểm. Phương thức cho vay này phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nguồn vốn ổn định và thường xuyên, phát sinh nhiều và liên tục. Ưu điểm của phương thức cho vay này là việc cấp vốn đơn giản, thủ tục

cấp vốn nhanh chóng sau khi đã được duyệt giới hạn tín dụng. Sản phẩm cho vay phù hợp với loại hình này là cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay vốn

để thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay các dự án đầu tư mới, như văn phòng làm việc, mua sắm thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, ...; Phương thức này phù hợp để tài trợ các dự án đầu cho vay vốn trung và dài hạn.

- Phương thức cho vay hợp vốn: là hình thức trợ vốn của từ hai tổ chức

tín dụng trở lên cho một dự án nhất định,... Phương thức thường áp dụng với món vay có quy mơ lớn, có tính chất phức tạp, khó thẩm định, hay có khoảng cách xa khó khăn về địa lý.

> Căn cứ vào đối tượng cho vay

- Cho vay vốn lưu động: là hình thức tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh

nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh thường xuyên, loại hình cho vay này được sử dụng để hình thành vốn lưu động cho các doanh nghiệp như cho vay để mua nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ hàng hóa,...

- Cho vay vốn cố định: là hình thức tài trợ vốn dài hạn, doanh nghiệp sử

dụng vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ sử dụng vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Thông thường ngân hàng áp dụng sản phẩm cho vay Trung dài hạn cho mục đích vay vốn cố định.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w