Phân loại cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 76)

Hình 2 .3 Phân loại cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Hình 2.4 Phân loại cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị:%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016 - 2020 của NHNo&PTNT huyện Tam Dương) 2.2.3.3 Dư nợ khách hàng DNNVV theo TSĐB

Nhận diện được các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn khi cho vay không có tài sản đảm trong diễn biến kinh tế ngày càng có nhiều biến động. Chi nhánh cũng đã chủ động nâng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo. Nỗ lực này được thể hiện rất tốt khi trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, 100% các khoản vay DNNVV đều có tài sản đảm bảo

2.2.4 Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừaa. Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa Năm 2017 lợi nhuận có sự tăng trưởng ở mức cao nhất, 1,31 tỷ đồng ( tăng 74,89%), tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV trên tổng lợi

nhuận đạt mức 9,77% . Năm 2018 lợi nhuận từ cho vay DNNVV vẫn đạt mức khá, tăng 22,87% so với năm 2017 và đạt 3,74 tỷ đồng, chiếm 10,02% tổng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nợ quá hạn cho vay

DNNVV 0,70 0,70 0,62 0,65 0,89

Dư nợ trong cho vay

DNNVV 18,33 32,06 39,4 37,81 38,38

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ cho

vay DNNVV 3,82% 2,18% 1,57% 1,72% 2,32%

lợi nhuận tại chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2019 đã có sự tăng trưởng âm, lợi nhuận năm 2019 đạt 3,59 tỷ đồng (giảm 4,3% so với năm 2018), tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV trên lợi nhuận toàn chi nhánh là 9,04% nguyên nhân sự giảm sút chính là sự giảm xuống về quy mô cho vay. Bên cạnh đó năm 2019 chi nhánh áp dụng lãi suất bình quân cho vay thấp hơn nên thu nhập từ cho vay có chiều hướng giảm xuống. Đến năm 2020 lợi nhuận thu từ cho vay DNNVV có xu hướng tăng nhẹ đạt 3,65 tỷ đồng và chiếm 8,36% tổng lợi nhuận của chi nhánh

Hình 2.5: Lợi nhuận cho vay của DNNVV tại Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016 - 2020 của NHNo&PTNT huyện Tam Dương) b. Chất lượng cho vay DNNVV

Trong quá trình cho vay DNNVV, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động cũng như chất lượng cho vay, tuy nhiên việc xuất hiện nợ quá hạn trong cho vay DNNVV là điều không thể tránh khỏi.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNVV liên tục biến động qua các năm và có xu hướng giảm. Năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNVV là 0,70 tỷ đồng (chiếm 3,82% dư nợ cho vay DNNVV), tỷ lệ nợ quá

hạn giảm liên tục xuống còn 0,65 tỷ đồng vào năm 2019 (chiếm 1,72% dư nợ cho vay DNNVV). Sang đến năm 2020, nợ quá hạn tăng lên đạt 0,89 tỷ đồng, tỷ trọng nợ quá hạn trên dư nợ cho vay KHCN cũng tăng lên đạt 2,32% . Nguyên nhân của sự tăng lên này đó là do trong năm 2020 trên địa bàn huyện Tam Dương nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung, đã chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường (thiên tai, mưa đá, lũ quét), dịch bệnh Covid-19 làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2016 - 2020

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2020 nợ quá hạn của chi nhánh có dấu hiệu giảm xuống đạt mức an toàn ( dưới 3% theo quy định của NHNN), tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn khá cao, cần có những biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNVV tại chi nhánh.

Nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết quả này là do chi nhánh đã thận trọng trong việc mở rộng cho vay. Trước tình hình kinh tế cịn nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi nhánh tập trung mở rộng cho vay vào các khách hàng cá nhân có lĩnh vực kinh doanh mức độ rủi ro thấp, các khách hàng lâu năm và có kinh nghiệm kinh doanh.

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHNoN&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.

2.3.1 Một số kết quả đạt được

Từ các thực trạng nêu trên có thể đánh giá được các điểm nổi bật mà chi nhánh đã thực hiện tốt trong công tác cho vay DNNVV

Thứ nhất: Nhờ áp dụng nhiều biện pháp quản trị rủi ro mà tỷ lệ nợ quá

hạn DNNVV ngày càng giảm. Cho thấy, ban lãnh đạo chi nhánh đã quan tâm hơn tới cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tán rủi ro và có hiệu quả cho vay cao hơn, cho vay DNNVV ngày càng góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm trong cả giai đoạn. Mặc dù năm 2020 nền kinh tế nói chung và các DNNVV bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNVV của chi nhánh vẫn duy trì là 2,38%, điều này chứng tỏ chi nhánh đã kiểm soát rủi ro và lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp, hướng đến ổn định, bền vững.

Thứ hai: Tỷ lệ doanh nghiệp vay có TSĐB đạt 100%. Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tam Dương luôn thực hiện tốt công tác đảm bảo tiền vay đặc biệt là trong khâu thẩm định, thực hiện đúng quy trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Hiện tại 100% các khoản vay của DNNVV tại chi nhánh đều được bảo dảm bằng tài sản và được thực hiện đăng kí giao dịch đúng quy định.

Thứ 3: Tuy quy mô dư nợ cho vay DNNVV của Chi nhánh các năm qua

biến động theo xu hướng chững lại nhưng số lượng khách hàng cho vay DNNVV có xu hướng tăng lên, ưu tiên tăng trưởng phân khúc vi mô để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo sự ổn định về quy mơ tín dụng. Dư nợ mới tăng thêm của các khách hàng mới chủ yếu là khoản vay

ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh nên có sự ổn định tương đối cao.

Thứ 4: Số lỗi về quy trình và tác nghiệp trong quá trình cấp tín dụng hệ

thống hầu như khơng có hoặc có thể nói là rất ít. Cho vay KHDNNVV đã đem lại những hiệu quả quan trọng cho tới các doanh nghiệp, kịp thời cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hay các hoạt động đầu tư mua sắm được vật tư nguyên nhiên vật liệu, dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc cơng nghệ.

Chi nhánh nhất quán tập trung thực hiện theo định hướng mà ban lãnh đạo NHNoN&PTNT Việt Nam đã đặt ra và áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng DNNVV trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bao gồm chi nhánh cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ chuỗi cung ứng, bảo hiểm, trả lương qua tài khoản, giải pháp quản lý tài chính, thu hộ, tài trợ thương mại, quản lý dòng tiền, ... Các gói sản phẩm được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Chi nhánh áp dụng linh hoạt chào bán các sản phẩm, dịch vụ mà NHNoN&PTNT Việt Nam đang cung cấp, trong đó có 07 chương trình tín dụng (chương trình đồng hành cùng KHDN VVN, 26 sản phẩm (cho vay ô tô, thương mại phân phối, vật tư y tế.), áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đến từng đối tượng khách hàng trong năm 2020, ví dụ như theo định hướng của Chính Phủ thì NHNoN&PTNT Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 4,8%/năm và lãi suất là 7,5%/ năm đối với cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, NHNoN&PTNT Việt Nam ban hành các chương trình tín dụng thúc đẩy cho vay như: cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Cho vay doanh nghiệp thương mại phân phối.

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng, tại NHNoN&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác này, cụ thể như sau:

Dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh vân còn chiếm tỷ trọng khá thấp (năm 2020 dư nợ cho vay DNNVV chiếm 2,76% tổng dư nợ của chi

nhánh) , số lượng khách hàng có dấu hiệu tăng nhưng với tốc độ rất chậm và có rất ít doanh nghiệp tham gia vay vốn tại ngân hàng, riêng năm 2020 có 20 khách hàng tham gia vay vốn.

Khả năng quản lý, thu thập, xử lý, phân loại thông tin về đối tượng KH DNNVV còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến chi nhánh chậm trễ trong việc

đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng trả nợ vay của DN, làm giảm chất lượng cho vay DNNVV

DNNVV gặp khó khăn trong việc thế chấp vay vốn tại NHNoN&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương. Một khoản vay vốn thông thường tại

NHNoN&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc đều cần có TSĐB để đảm bảo cho dư nợ vay vốn của khách hàng. Đa phần DNNVV cho rằng yêu cầu về việc thế chấp tài sản để đảm bảo vốn vay đang gây trở ngại lớn cho họ, DNNVV khi khơng có đủ tài sản để thế chấp thì phải áp dụng các hình thức cho vay bảo lãnh khác.

Sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng: Sản phẩm cho vay của NHNoN&PTNT

Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc chưa đa dạng, thường áp dụng những sản phẩm đã được thống nhất trên toàn hệ thống, chưa phù hợp với nhu cầu vốn DNNVV, vì thế mà nhiều DNNVV vẫn phải huy động vốn từ các nguồn vốn phi chính thức như vay nặng lãi, "vay nóng"... Q trình tiếp cận để mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV chưa cao.

Lãi suất cho vay chưa linh hoạt và phù hợp: Trong thời điểm hiện tại

NHNoN&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc và hệ thống NHNoN&PTNT Việt Nam đều áp dụng chung mức lãi suất theo khung quy định trên toàn hệ thống và phân chia lãi suất cho vay theo thời gian là: lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Như vậy sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh trong lãi suất đối với khách hàng vì trong kinh doanh không thể đánh đồng mọi khách hàng như nhau được mà phải căn cứ và tình hình thực tế của từng khách hàng, từng lĩnh vực để đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất và linh hoạt nhất cho khách hàng

Cơ sở vật chất, cơng nghệ cịn yếu kém : NHNoN&PTNT Việt Nam- chi

nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc chưa thực sự thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Cơ sở vật chất, công nghệ NHNoN&PTNT Việt Nam chưa đủ đáp ứng cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Hiện tại hầu hết các giao dịch đều phải giao dịch tại quầy, giao dịch qua internet khơng có, sản phẩm giao dịch qua Mobile banking còn rất nghèo nàn, chưa theo kịp các TCTD khác.

Trình độ chuyên môn, ý thức của cán bộ đôi khi vân chưa đảm bảo yêu cấu: Đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu, NHNoN&PTNT Việt Nam- chi

nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc hiện tại không đủ lực lượng cán bộ để thành lập riêng một phòng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng vẫn phải kiêm nhiệm cả cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức chuyên sâu về mảng tín dụng khách hàng doanh nghiệp dẫn đến việc thiếu sót trong quá trình thẩm định phương án, dự án đầu tư. Các cán bộ chưa chủ động tìm kiếm các DNNVV mới mà hầu như chỉ tập trung phục vụ khách hàng cũ.

Hệ thống thông tin quản lý : Hiện nay, kênh thơng tin chính thống duy nhất

nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc là Trung tâm CIC tuy nhiên Trung tâm CIC cũng chỉ cung cấp tình hình tín dụng của DN trong thời gian trước khi ngân hàng tra cứu thông tin. Các thông tin do doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy, nhiều khoản vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo.

2.3.3 Nguyên nhân

Các tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ 3 nhân tố: từ phía ngân hàng, từ phía DNVVN và một số nhân tố khác, cụ thể như sau:

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Lãi suất cho vay của ngân hàng chưa có tính cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, sản phẩm cho vay còn đơn điệu và chưa có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp.

Các cơ chế đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng càng ngày càng được cải thiện và chặt chẽ, chú trọng nhiều vào khâu pháp lý của tài sản, do việc xử lý tài sản bảo đảm thường rất mất nhiều thời gian và vật lực khi xảy ra trường hợp thu nợ bằng tài sản bào đảm, nhưng hiện các văn bản quy định, cơ chế chính sách vẫn có sự hạn chế chưa thể bao trùm được hết các trường hợp có thể xảy ra. Tài sản đảm bảo tiền vay là một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết để Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Trường hợp khách hàng khơng có tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay vốn thì ngân hàng đánh giá có uy tín và rủi ro theo quy định của NHNoN&PTNT Việt Nam và của chi nhánh để áp dụng cho vay theo hình thức bảo đảm một phần bằng tài sản. Nhiều doanh nghiệp bị từ chối ngay ở bước tiếp cận với lý do DN khơng có tài sản thế chấp, hay tài sản thế chấp có giá trị quá thấp, hoặc có nhưng chưa đủ tính pháp lý. Thông thường các doanh nghiệp mới thành lập chưa có tài sản tích lũy nên khó tiếp cận được vốn vay của ngân hàng, ngồi ra các doanh nghiệp này tài chính cịn yếu dẫn đến nhiều bất cập trong công tác thẩm định, cho vay. Cho vay tín chấp mới chỉ trong phạm vi nhỏ chủ yếu áp dụng đối với các đơn vị có vốn kinh doanh nhà nước, đối với các doanh nghiệp khơng có

vốn nhà nước khả năng vay tín chấp rất thấp và hầu như không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Chi nhánh cũng chưa thực sự quan tâm đến hình thức cho vay này.

Quy trình cho vay trải qua nhiều thủ tục, giai đoạn, điều kiện giấy tờ phức tạp, nhiều loại. Có nhiều trường hợp khách hàng phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay. Một phần nguyên nhân từ phía khách hàng cung cấp hồ sơ cịn thiếu, khơng đủ thông tin để thẩm định khách hàng, và khi có hồ sơ đầy đủ của khách hàng thì cũng mất khá nhiều thời gian để xác thực các thơng tin này.

Trình độ năng lực cán bộ tại chi nhánh chưa đồng đều, quan trọng nhất là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, hoặc bất cập về các thông tin từ thị trường làm cho thông tin thẩm định bị sai lệch. Công tác thu thập và phân tích thơng tin tín dụng đối với DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thơng tin bất cân xứng thông tin làm tăng mức độ rủi ro thẩm định.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn đơn giản, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, vẫn tập trung các nguồn lực vào hoạt động cho vay, còn nghiệp vụ khác như bảo lãnh, cho thuê tài sản, bảo hiểm và chiết khấu chứng từ chiếm tỷ trọng ít. Ngồi ra các sản phẩm bổ trợ để lôi kéo khách hàng về doanh nghiệp cịn ít, hầu như các các sản phẩm dịch vụ NHNoN&PTNT Việt Nam có thì các ngân hàng khác đều có, nên chưa có tính chun sâu phục vụ khách hàng đặc thù, riêng biệt.

Thực tế số lượng công việc tác nghiệp mà cán bộ tín dụng phải thực hiện hàng ngày khá nhiều nên việc sắp xếp thời gian tiếp cận các khách hàng tiềm năng còn nhiều hạn chế, còn tạo khoảng cách, chưa thể hiện được sự quan tâm sâu và rộng với khách hàng. Ngồi ra, cơng tác kiểm tra, giám sát của chi nhánh còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều trường hợp để xảy ra sai phạm, vi phạm

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w