Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 97 - 102)

3.3.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước

Từ những phân tích thực trạng quy trình cho vay tại chương 2 có thể thấy quy trình vẫn cịn kéo dài, tốn nhiều thời gian dẫn đến tâm lý e ngại của các DNNVV khi vay vốn ngân hàng. Để có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, DNNVV phải tốn kém rất nhiều chi phí, thời gian và tiền bạc để tiếp

cận nguồn vốn tín dụng, khách hàng thực hiện các thủ tục như xuất trình các giấy tờ về pháp lý, tình hình hoạt động kinh doanh, hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm,... Trong khi đó, q trình sản xuất kinh doanh cần vốn thường xuyên và kịp thời. Do đó những thủ tục rườm rà của ngân hàng khơng chỉ gây khó khăn cho chính khách hàng mà còn đối với các cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quy trình cho vay. Chi nhánh cần có những cải tiến trong quy trình, thủ tục vay vốn ngắn gọn để DNNVV không mất cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt.

NHNN cần phối hợp với các bộ, ban ngành địa phương về triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là chính sách về quỹ phát triển DNNVV và quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng,.. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chi tiết các Nghị định hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV.

NHNN cần có những chỉ đạo song hành cùng các ngân hàng thương mại nhằm cải tiến thủ tục vay vốn, triển khai nhiều quy định hỗ trợ, giảm lãi suất, ưu tiên nguồn vốn đối với khu vực DNNVV, qua đó, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn vay ngân hàng, giúp cho các DNNVV phục hồi và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Tích cực đẩy mạnh triển khai kết nối giữa DNNVV và ngân hàng để cùng với tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên tất các các lĩnh vực khác nhau, để DNNVV có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia (CIC). Thơng tin tín dụng của doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo của các NHTM dẫn đến có thể thiếu chính xác nếu bản thân NHTM cố tình che dấu (đặc biệt theo tuổi nợ thì đã là nợ xấu nhưng NHTM vẫn đang để nợ nhóm 1, nên không phản ánh chính xác tình trạng nợ của doanh nghiệp, gây sai lệch thơng tin dành cho các NHTM khác

khi tìm hiểu về doanh nghiệp này), vì vậy NHNN cần phải đưa ra những quy định về việc cung cấp thông tin đối với các NHTM để CIC sẽ là kênh cung cấp thông tin hiệu quả dành cho các NHTM trong quá tình tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. NHNN hoàn thiện hơn nữa các mẫu biểu báo cáo về thơng tin tín dụng của DNNVV để các NHTM có thể dễ dàng khai thác dữ liệu, cập nhật kịp thời tình hình dư nợ và quan hệ tín dụng tại các TCTD của DNNVV. Cổng thông tin điện tử của NHNN và các đơn vị liên quan cần thường xuyên cung cấp các bài nhận định, phân tích về q trình quan hệ tín dụng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV trong từng giai đoạn và từng ngành nghề kinh doanh để các NHTM có làm căn cứ tư liệu tham khảo, từ đó có định hướng phát triển khách hàng DNNVV.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam

Xuất phát từ các phân tích về thực trạng tình hình cho vay của chi nhánh, tác giả cũng có một số kiến nghị cho NHNoN&PTNT Việt Nam như sau:

Nghiên cứu và đánh giá thị trường thường xuyên để xác định những sản phẩm dịch vụ thế mạnh và mang tính đặc thù riêng của chi nhánh cũng như các sản phẩm hiện chưa có như các ngân hàng cạnh tranh. Điển hình như hiện nay nhu cầu về xây dựng bất động sản hay hạ tầng cầu đường là rất lớn, đây luôn là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao cho NHNoN&PTNT Việt Nam đặc biệt là phí dịch vụ. Do đó, đẩy mạnh các sản phẩm cho vay đối với lĩnh vực xây lắp để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cùng với đó cần thường xuyên cập nhật các sản phẩm thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh để xây dựng hướng phát triển riêng phù hợp với thị trường. Ví dụ Ngân hàng Vietcombank rất mạnh trong lĩnh vực tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu, luôn đi đầu trong phát triển sản phẩm tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế, chưa kể đến MBbank hay Sacombank cũng là những Ngân hàng rất phát triển trong tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu. Đối tượng doanh

nghiệp xuất nhập khẩu theo đánh giá là rất tiềm năng khi mang lại phí dịch vụ cao cho Ngân hàng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường, NHNoN&PTNT Việt Nam cần thường xuyên tìm hiểu và phát triển các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế để có thể cạnh tranh với hệ thống Ngân hàng khác, thu hút được khách hàng. Từ đó đưa ra một số định hướng chính sách cụ thể như sau:

Chính sách về tài sản đảm bảo

Đối tượng khách hàng DNNVV hầu hết bị đánh giá có năng lực tài chính yếu nên thường Ngân hàng yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm cao (từ 80% - 100% dư nợ vay) và phải là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền gửi, bất động sản tại vùng trung tâm, điều này đã hạn chế khá nhiều trong việc DNNVV muốn tiếp cận nguồn tín dụng Ngân hàng. Chính sách tài sản bảo đảm của NHNoN&PTNT Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào mức xếp hạng tín dụng của khách hàng (NHNoN&PTNT Việt Nam sẽ xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng xếp loại từ BB đến AAA, tương ứng với đó là chính sách cấp tín dụng là 100% dư nợ có tài sản đến tín chấp). Tuy nhiên trên thực tế chưa có DNNVV nào tại chi nhánh Tam Dương được áp dụng chính sách tín chấp, hầu hết dao động từ 50% - 100% dư nợ có tài sản bảo đảm. Vì vậy để phát triển nền khách hàng DNNVV, chính sách về tài sản bảo đảm của NHNoN&PTNT Việt Nam cần phải thay đổi linh hoạt không dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ mà cần phải đánh giá tới tính khả thi và hiệu quả của các phương án kinh doanh mà khách hàng đề ra trên cơ sở đã được thẩm định kỹ càng, đặc biệt là các phương án kinh doanh đã có đầu ra rõ ràng và được đảm bảo bằng bảo lãnh thanh tốn.

Đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ khách hàng

Thủ tục vay vốn là yếu tố có tác động lớn nhất tới mức độ hài lòng của khách hàng, do đó cần được hồn thiện, nâng cao chất lượng hơn nữa. Quy

trình thủ tục và mẫu biểu cần được đơn giản hoá hơn nữa hạn chế các nội dung trùng lặp, hồ sơ tín dụng cần được đánh giá thẩm định một cách nhanh gọn trên cơ sở chính xác và khoa học, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà khơng cần thiết. Các khâu thẩm định khách hàng, thẩm định khoản vay, thẩm định tài sản thế chấp cần đẩy nhanh hiệu suất làm việc, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giải ngân cho khách hàng.

Tăng cường hoạt động Marketing

Ngày nay vai trò của marketing là hoạt động vơ cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp truyền tải các sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng, nên Chi nhánh huyện Tam Dương cần sử dụng phương tiện này để giúp khách hàng có thể tiếp cận các thông tin về những sản phẩm dịch vụ tính năng ưu đãi mới, để khách hàng dễ dàng nhận biết và sử dụng.

Chi nhánh huyện Tam Dương có thể sử dụng hình thức marketing thông qua thông qua, áp phích, pano hay quảng cáo trên đài phát thanh địa phương, báo chí truyền thống, internet , kênh tạp chí,.. theo tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, việc tạo hình ảnh trong quá trình giao dịch của các đối tượng lãnh đạo của doanh nghiệp như Chủ tịch, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,... cũng là một hình thức marketing hiệu quả. Tăng cường kết nối giữa cán bộ quan hệ khách hàng với doanh nghiệp để có thể thơng báo cho khách hàng về những chương trình khuyến mại hay sản phẩm dịch vụ mới và rồi từ khách hàng đó sẽ lại tiếp tục giới thiệu tới các đối tác khác của chính họ, tạo nên một cách lan truyền thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Chi nhánh huyện Tam Dương phải thường xuyên tổ chức đạo tạo cho cho toàn bộ nhân viên của ngân hàng về cách thức truyền thông các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra thực hiện những chiến dịch nghiên cứu thị trường nhằm để xác định rõ thêm hành vi của doanh nghiệp đối với dịch vụ của ngân hàng,

cũng như mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ, nắm bắt tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp đối với những ưu và nhược điểm khi khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng khác. Từ đó, chi nhánh mới có các căn cứ để đưa ra được những quyết định giúp hoàn thiện hơn các sản phẩm dịch vụ nâng cao tính cạnh tranh.

Tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ trên nền khách hàng hiện hữu với lợi thế cơ sở khách hàng hiện hữu của NHNoN&PTNT Việt Nam khá lớn. Chi nhánh huyện Tam Dương có thể kết hợp với các doanh nghiệp này để bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ví dụ Chi nhánh có thể kết hợp với các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn để chào bán các gói sản phẩm dịch vụ như trả lương qua tài khoản, thẻ tín dụng, cho vay cán bộ nhân viên công ty, Bảo hiểm, ưu đãi lãi suất tiền gửi.... từ đó có thể lơi kéo được số lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ ngân hàng, làm giàu cơ sở dữ liệu khách hàng, đây cũng là công tác quan trọng để phát triển công tác cho vay.

Chi nhánh huyện Tam Dương có thể thực hiện hoạt động mở rộng mạng lưới dưới hình thức cộng tác viên để thực hiện các hoạt động như phát tờ rơi và tư vấn khách hàng về sản phẩm, chương trình trong khu vực tập trung nhiều đối tượng tiềm năng: trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, làng nghề lớn trên địa bàn, khu phố cổ..., Lựa chọn các đối tượng phù hợp có nhiều thời gian nhưng chi phí thấp như sinh viên sắp ra trường của các trường đại học kinh tế có nhu cầu tìm hiểu thêm hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 97 - 102)

w