Tăng quy mô có thể thực hiện theo 2 cách là tăng trưởng quy mô từ khách hàng hiện đang vay vốn tại chi nhánh hoặc tăng trưởng từ cho vay các khách hàng mới chưa từng quan hệ vay tại chi nhánh. Việc tìm kiếm các khách hàng mới trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt thực sự khó khăn, việc chăm sóc các khách hàng hiện hữu cũng không phải là chuyện đơn giản khi các ngân hàng ra sức lôi kéo các khách hàng của nhau. Nằm trên địa bàn trọng điểm về của cả nước, có đến hàng chục ngân hàng khác nhau chưa kể đến nội bộ trong ngân hàng thì việc chăm sóc khách hàng hiện hữu rất quan
trọng, do đó ngoài cung cấp các sản phẩm ngân hàng đơn thuần như cho vay, bảo lãnh, thấu chi... các cán bộ quản lý khách hàng cũng phải chú quan tâm thực sự các nhu cầu khác của khách hàng như các sản phẩm cá nhân dành cho lãnh đạo công ty.
Thực hiện chiến dịch “thức tỉnh các khách hàng ngủ đông”: Rà soát các khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh nhưng hiện không còn dư nợ, hoặc dư nợ bình quân năm liền kề bằng không (0). Đánh giá, phân tích nguyên nhân và tìm hiểu khách hàng để có các biện pháp ứng xử phù hợp.
Ngoài chăm sóc phát triển khách hàng hiện hữu bên cạnh đó phải đẩy mạnh cho vay phát triển từ khách hàng mới từ các kênh thông tin khác nhau, những năm gần đây, ngân hàng vẫn thường sử dụng các kênh thông thường để tiếp cận các khách hàng mới như thu thập nguồn dữ liệu thông tin khách hàng từ các cơ quan nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, Chi cục thuế quận/huyện, Báo đấu thầu, Mua sắm công, tổ chức thông tin tín dụng (CIC)... qua quá trình sàng lọc và tìm hiểu xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra phương án tiếp cận khách hàng chi tiết. Các kênh này thực sự vẫn chưa hiệu quả nếu không có sự đầu tư chọn lọc khách hàng, mặt khác còn tốn nhiều nguồn nhân lực và chi phí cho ngân hàng. Hiện nay, sự bùng phát của công nghệ thông tin hiện đại, các thông tin được chia sẻ rất nhiều trên mạng, thông tin đại chúng, như thông tin các doanh nghiệp đăng ký mới được công bố thông tin trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng lựa chọn đầu tư kênh sàng lọc thông tin, tiếp cận sớm khách hàng mới có nhu cầu vay vốn.
Ngoài việc tập trung đẩy mạnh phát triển nền khách hàng, rà soát lại các khách hàng mở tài khoản thanh toán nhưng chưa có quan hệ tín dụng. Tích cực bán chéo sản phẩm với khối bán lẻ, phân khúc khách hàng lớn, khách hàng có vốn nước ngoài (FDI) trong Chi nhánh nhằm khai thác tối đa khách
hàng hiện hữu. Bằng cách tìm kiếm các đối tác của chính khách hàng hiện hữu, sau khi tìm hiểu thông tin sơ bộ về doanh nghiệp có thể nhờ khách hàng hiện hữu kết nối, tùy vào đặc điểm của khách hàng để giới thiệu tới các phòng tiếp cận, chào bán sản phẩm phù hợp, hiện hình thức tiếp cận này đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong việc tiếp cận các doanh nghiệp tiềm năng.