Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 67 - 70)

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT

2.2.1 Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay Doanh nghiệp

nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Hiện nay, hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT

Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam sau:

Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc về việc ban hành Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy trình giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Và một số văn bản liên quan khác. > Nguyên tắc về cho vay DNNVV

Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm: Quá trình thực hiện cho vay tại chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc được phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân/tập thể cũng như trong các bước trong của q trình cấp tín dụng. Chi nhánh đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân/tập thể trong quá trình cho vay. Quá trình phải được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật, của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam và của nội bộ Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Cá nhân/tổ chứcphải được xử lý nghiêm khắc và phải chịu trách nhiệm khi cố tình thực hiện trái quy định.

Nguyên tắc kinh doanh an toàn, hiệu quả: Chi nhánh đánh các dự án

phương án sản xuất kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, khả thi hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời gian cam kết để xem xét đưa ra quyết định cho vay. Không cho vay các dự án thực hiện sai quy định của pháp luật, có tính rủi ro cao, chưa xác định được nguồn trả nợ cụ thể hay các dự án mới thuộc những lĩnh vực ngành nghề hạn chế không được cấp tín dụng trong từng thời kỳ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh chỉ xem xét cho vay những khách hàng có đầy đủ tính pháp lý và các điều kiện tín dụng phù hợp với chiến lược khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Xem xét ưu tiên cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp gần với trụ sở công ty hoặc gần với các đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh để đảm bảo nguyên tắc giám sát, theo dõi thường xuyên khách hàng, giảm thiểu rủi ro khách hàng kinh doanh hoạt động khơng đúng mục đích.

Ngun tắc cung cấp dịch vụ linh hoạt: Ngân hàng sẽ đánh giá một số

tiêu chí như thời gian quan hệ, lợi ích mang lại, ưu tiên giao dịch tại ngân hàng, uy tín khách hàng, sử dụng nhiều sản phẩm, khách hàng có mức độ rủi ro thấp, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ... để đưa ra các chính sách ưu đãi, linh hoạt cho từng khách, các khách hàng tốt sẽ được hưởng chính sách ưu đãi tốt hơn như giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Nguyên tắc thẩm định toàn diện: Công tác thẩm định và đưa ra quyết

định cấp tín dụng đối với khách hàng là một khâu rất quan trọng trọng hoạt động của mỗi ngân hàng, do nó ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của 1 ngân hàng. Nếu đánh giá sai về khách hàng thì có thể khơng thu hồi được nợ, mất nhiều thời gian, nhân lực vào công tác xử lý nợ hay xử lý tài sản. Công tác thẩm định phải được phân tích một cách toàn diện mọi nội dung như về pháp lý, mối quan hệ giữa các đối tượng vay, q trình hoạt động, tính khả thi của phương án, dự án SXKD, tình hình tài chính và hoạt động SXKD, tài sản

đảm bảo và các điều kiện khác.. ..Tuyệt đối không chỉ dựa một số yếu tố như đủ tài sản đảm bảo, hay doanh thu cao mà đưa ra quyết định cho vay.

Nguyên tắc kiểm soát rủi ro :Việc kiểm soát rủi ro rất quan trọng tại các

ngân hàng nói chung và chi nhánh huyện Tam Dương nói riêng. Kiểm sốt rủi ro nhằm đảm bảo các hoạt động cho vay được diễn ra trôi chảy, tránh chồng chéo trách nhiệm, nhiệm vụ, giảm thiểu rủi ro trong và sau quá trình cho vay.Một số yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát rủi ro tại chi nhánh bao gồm: Bộ máy kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, quản lý tín dụng, các văn bản quy định về uỷ quyền, phân cấp phê duyệt cấp tín dụng. Các văn bản nghiệp vụ, quy định quy chế, quy trình và các tài liệu khác có liên quan. Trong q trình kiểm tra kiểm sốt sử dụng vốn vay nếu phát hiện có hành vi vi phạm hợp về đồng tín dụng hợp đồng đảm bảo làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, hoặc có hành vi sử dụng vốn sai quy định thì phải tiến hành giám sát, xử lý ngay.Tùy vào mức độ rủi ro mà chi nhánh có mức rà sốt hợp lý, rủi ro càng cao thì tần suất kiểm tra càng nhiều. Đối với các khoản nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro phải được chuyển kịp thời sang bộ phận có chức năng giám sát xử lý.

Nguyên tắc tuân thủ và khuyến khích sáng tạo phát triển: Tất cả mọi

nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định về quản lý tín dụng. Các vấn đề khó khăn vướng mắc phải được trao đổi phản hồi về Ban lãnh đạo để thống nhất phương án và cách thức giải quyết, không tùy tiện thực hiện xử lý trái với quy định. Các quyết cho vay định phải dựa trên những thơng tin có căn cứ, cơ sở và phải có hồ sơ chứng từ đầy đủ, không được dựa trên thông tin khơng được kiểm chứng hay xuất phát từ cảm tính cá nhân.Chi nhánh huyện Tam Dương khuyến khích cán bộ nhân viên sáng tạo cải tiến quy trình, các ý kiến sẽ được ban lãnh đạo chi nhánh xem xét và đưa ra quyết định. Ngoài ra khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc với tính sáng tạo trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w