Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 102 - 107)

Tăng cường tính minh bạch về tài chính

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính, doanh nghiệp có thể áp dụng một chế độ kế toán đơn giản thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán nhà nước ban hành.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể thuê các công ty kiểm toán độc lập đinh kì thực hiện kiểm tra tài chính.

Việc công khai tài chính minh bạch chính là quyền lợi để tạo các mối quan hệ hợp tác và là điều kiện tiếp cận nhanh chóng và có hiệu quả với các tổ chức tài chính, từ đó doanh nghiệp mới có thể hoạt động môt cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.

Nghiên cứu kĩ khi lập dự án đầu tư

Để có thể xin được hỗ trợ vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có một phương án kinh doanh, dự án đầu tư và một phương án hoàn trả nợ hiệu quả.

Việc lập dự án đầu tư đầy đủ, kĩ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng minh cho ngân hàng thấy được sự càn thiết, hiệu quả đầu tư của dự án, từ đó ngân hàng sẽ xem xét rõ hơn về hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Dự án đầu tư cũng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Khi thực hiện lập dự án đầu tư, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính pháp lý, tình thực tiễn, tính thống nhất và tính phỏng định. Khi thực hiện được hết các tiêu chí này, khả năng dự án của các doanh nghiệp được tài trợ là rất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở chương 1, kết hợp với thực trạng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở chương 2, Trong chương 3, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương, Vĩnh Phúc

Để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương, Vĩnh Phúc cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đối tượng khách hàng này, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay và các chính sách cho vay có liên quan tới công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Tam Dương.

Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra những đóng góp tích cực với Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, kiến nghị các doanh nghiệp cần phải minh bạch tài chính, đưa ra những phương án vay và sử dụng vốn rõ ràng, luôn tuân thủ các quy định hoạt động bên phía Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua Ban lãnh đạo Chi nhánh đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phát triển tín dụng DNNVV, góp phần vào thành công chung của Chi nhánh, tuy quy mô tín dụng giảm nhưng đã kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng và số lượng khách hàng và hiệu quả vay ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn đang tồn tại một số hạn chế cần được giải quyết để hỗ trợ cho hoạt động phát triển tín dụng DNNVV nói riêng và hoạt động tổng thể của Chi nhánh nói chung ngày càng phát triển.

Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển cho vay khách hàng DNNVV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tam Dương, bài luận văn đã đạt được các kết quả sau:

V Hệ thống hóa và làm rõ hơn các lý luận cơ bản về phát triển cho vay DNNVV cả về mặt chất lượng và số lượng.

V Kết quả cho thấy, mặc dù chi nhánh đã có những bước phát triển tích cực trong công tác phát triển như giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng số lượng khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh các chương trình ưu đãi, ... Bên cạnh đó còn có một số hạn chế như cho vay giảm sút, tiềm năng phát triển vẫn chưa như kỳ vọng. Qua đó luận văn đã đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các tình trạng này trong thời gian tới.

V Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị đối với NHNN và ngân hàng NHNoN&PTNT Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện hơn nữa về việc phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Trên đây là nội dung trong công tác phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Tam Dương, với thời gian nghiên cứu và sự hạn hẹp về phạm vi kiến thức, tác giả còn chưa đề cập nến các vấn đề liên quan đến rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay đối với DNNVV và các vấn đề khác có thể còn chưa mang tính toàn diện. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, phản biện từ nhiều góc độ để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quỳnh Thơ đã tận tâm hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện nghiên cứu và có nhiều góp ý và nhận xét hữu ích đối với luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo

1. Bộ Ke hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội

2. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

3. Nguyễn Quý Việt(2016), Phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Đông Đô, Luận văn thạc sĩ kinh te.

4. Nguyễn Thị Khánh Ngọc(2018), Phát triển tín dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Nghệ An, luận văn thạc sĩ kinh tế.

5. Nguyễn Thùy Trang (2017), Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh

Luận văn thạc sĩ, Trường học viện hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Thảo (2013), Thực trạng rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng.

7. Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016-2020.

8. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NxbThống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

10. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính,

Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đổi với khách hàng.

12. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư sổ 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Quyết định 780 về việc phân loại nợ đổi với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

14. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, sổ 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa đổi bổ sung một sổ điều luật của Luật các Tổ chức tín dụng.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam – chi nhánh huyện tam dương,vĩnh phúc (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w