Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác nhân sự tại tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 127 - 134)

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nhân sự của GELEX trước tiên phải kể đến đó là mối quan hệ cung cầu của nhân lực trên thị trường. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị điện công nghiệp nên đầu tiên phải kể đến các yếu tố sau có thể làm ảnh hưởng đến cung cầu nhân lực trên thị trường:

- Đối thủ cạnh tranh: Trong lĩnh vực thiết bị điện, đặc biệt là mảng công tơ điện tử, GELEX có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến thị phần trong nước:

Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung (Central Power Electronic Measurement Equipment Manufacturing Center): trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung trên cơ sở tách ra từ Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung (CPC IT) kể từ ngày 01/7/2015 nên có lợi thế trong việc tham gia các Gói thầu về Công tơ điện tử do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung phát hành.

Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hữu Hồng (Huu Hong Machinery Joint Stock Company): Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ

phần Thiết bị công nghiệp Hữu Hồng (HHM) đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghiệp, là đại diện phân phối sản phẩm chính thức của các hãng nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam với những thương hiệu uy tín.

Trung tâm Thí nghiệm điện miền Nam: Những năm gần đây, biến dòng biến áp trung thế khô trong nhà đúc Epoxy trong chân không là dòng sản phẩm hiệu quả của Tổng công ty, bù đắp phần lớn thiếu hụt gây ra do sự sụt giảm sản lượng công tơ cơ khí. Tuy nhiên, Quý IV năm 2015 đã xuất hiện một nhà sản xuất mới là Trung tâm thí nghiệm điện miền Nam trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam với hệ thống dây chuyền thiết bị đúc Epoxy chân không có năng suất và chất lượng tương đương hệ thống của GELEX. Vì vậy, năm 2016 sản lượng tiêu thụ biến dòng biến áp trung thế khô trong nhà chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đây là cuộc chơi của cơ chế thị trường mà GELEX phải chấp nhận.

Ngoài ra cũng không thể không nhắc tối các công ty nước ngoài với lợi thế là tài chính và khoa học công nghệ, đặc biệt là các công ty Trung Quốc với các sản phẩm giá rẻ cạnh tranh với GELEX.

- Khoa học - kỹ thuật: So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ của nước ta còn rất yếu, đặc biệt công nghệ cơ khí, công nghệ chế tạo và tự động hóa. Ví dụ như nghiên cứu, tính toán, thiết kế các sản phẩm cơ khí như sử dụng phần mềm Autocard, Inventor, Solidworks, Catia, MasterCam... Về gia công cơ khí, các doanh nghiệp phải sử dụng các máy tự động điều khiển số (PLC, CNC) trong gia công cắt gọt. Các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn hẹp về tài chính; thiếu thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ nhập thích hợp, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều này đặt ra một thách thức to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, điện tử bởi yếu tố công nghệ là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất của họ.

Chính vì sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật đòi hỏi GELEX phải không ngừng đầu tư vào khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- KhungBối cảnh kinh tế: Tốc độ tăng GDP: Khi cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 - 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động. Bước vào năm 2011-2012 cuộc khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy. Nền kinh tế nước ta dần dần hồi phục và phát triển.

Năm 2016, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, quy mô nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành đạt 4,5 triệu tỷ đồng. GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Con số này thấp hơn mức mục tiêu đặt ra là 6,7% và thấp hơn con số báo cáo với Quốc hội 6,3-6,5%.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua

(Nguồn: Kiều Linh 2016)

+Tốc độ lạm phát: Đây luôn là yếu tố làm các nhà quản lý phải đau đầu. Việt Nam cũng đang cố gắng để kiểm soát và ổn định lạm phát. Bước vào đà tăng trưởng đã có lúc Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát tăng cao đột biến tới 2 con số và đã làm các nhà quản lý phải chóng mặt và nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất.

Năm 2016, chỉ số CPI được kiểm soát ở mức thấp, tính chung cả năm, CPI đã tăng 4,74% so với cuối năm 2015. Tính bình quân năm 2016, chỉ số giá cao hơn năm ngoái 2,66%, đều thấp hơn so với giới hạn 5% được phê duyệt.

+ Lãi suất: Trong năm 2016, mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ so với năm 2015 khoảng vài chục điểm cơ bản tùy từng kỳ hạn từ ngắn đến trung và dài hạn, trong đó có hai đợt điều chỉnh tương đối rõ vào quý I và cuối quý IV của năm. Thống kê cho thấy, đến cuối năm 2016, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,3% - 5,5%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,3% - 7%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5% - 8%/năm.

Lãi suất năm 2017 có nhiều khả năng giữ nguyên hoặc tăng nhẹ do gia tăng nhu cầu huy động vốn của ngân hàng và vay vốn của doanh nghiệp. Thành thử, những khoản chi lãi suất vay cao sẽ được doanh nghiệp hạch toán chuyển vào giá thành sản xuất và nâng giá bán, tức góp thêm lực đẩy tăng mặt bằng giá xã hội, bất chấp sức cạnh tranh thị trường ngày càng mạnh, còn sức mua khó có biến động lớn.

+ Năm 2016 giá đồng, kim loại màu LME liên tục tăng giảm thất thường theo xu hướng tăng, diễn biến phức tạp, nguồn hàng khan hiếm. Tỉ giá USD tăng vào cuối năm (tăng 2%) làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu.

+ Xuất nhập khẩu: Cũng theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,26 tỷ USD. Cả nước xuất siêu 2,68 tỷ USD trong năm.

+ 2016 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, khi cả nước có khoảng 110.100 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi giờ có 12 doanh nghiệp được lập mới, tham gia thị trường.

+ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của năm 2016. Tới ngày 26/12, tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ USD.

+ Ngành công nghiệp nói chung và thiết bị điện nói riêng:

Đóng góp chủ yếu vào mức tăng GDP là khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng 7,57%) và dịch vụ (6,89%).

Trong báo cáo, Bộ Công Thương cũng đã có những phác hoạ về bức tranh công nghiệp Việt Nam năm 2017. Theo đó, Bộ xác định phát triển công nghiệp với tốc độ hợp lý, đảm bảo tính bền vững; phát triển có chọn lọc những ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều lợi thế; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành những công trình trọng điểm và then chốt nhằm gia tăng năng lực sản xuất.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp được dự báo tăng khoảng 8% so với năm 2016. Xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức dưới 5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 10%.

Về nhiệm vụ của các ngành, ngành điện được Bộ xác định là phải tập trung đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện được giao và các dự án lưới điện truyền tải theo đúng tiến độ được duyệt. Dự kiến điện sản xuất và mua đạt 198,2 tỷ kWh, tăng 12,7% so với năm 2016, trong đó điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 99 tỷ kWh; điện thương phẩm đạt 179,8 tỷ kWh, tăng 13% so với năm 2016 ( Bạch Dương, 2016).

http://vneconomy.vn/thoi-su/bo-cong-thuong-phac-hoa-buc-tranh-cong- nghiep-viet-nam-2017-2016112010045912.htm ngày 21/11/2016)

Có thể thấy ngành thiết bị điện đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp thiết bị điện ở Việt Nam nói chung và công ty GELEX nói riêng.

- Dân số, số lượng lao động: Dân số Việt Nam tính đến hết năm 2016 đạt ngưỡng 93 triệu dân tăng 987,8 nghìn người, tương đương tăng 1,08% so với năm 2015, bao gồm dân số thành thị 32,06 triệu người, chiếm 34,6%; dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam 45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%. Dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới, đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2. Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi. ( Xuân Thắng, 2016 http://viettimes.vn/dan-so-viet-nam-uoc-tinh- 927-trieu-nguoi-ty-le-that-nghiep-la-227-64198.html)

Như vậy có thế khẳng định Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ, nhận định này đưa đến các lợi thế cho ngành công nghiệp, bất động sản, năng lượng:

Thứ nhất bởi với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng thiết bị điện - những mặt hàng thiết yếu đế đáp ứng mong muốn chạy đua theo tốc độ phát triển công nghiệp trên thế giới. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Thứ hai là với cơ cấu dân số trẻ, sẽ là cơ sở để GELEX có thể mở rộng một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, sáng tạo cũng như tận dụng được những tài năng trẻ cho công cuộc phát triển công nghệ điện tử, bất động sản và đầu tư năng lượng mới.

- Luật pháp: Tình hình chính trị Việt Nam vốn được nhận xét là khá ốn định,

bền vững. Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực. Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Do đó mức đầu tư tại Việt Nam được dự báo là tăng cao dựa trên nhiều nhân tố. Đầu tiên là việc nền kinh tế phục hồi đã giúp củng cố niềm tin của người tiều dùng, và tiềm năng phát triển cho các ngành. Thứ hai là việc tham gia vào các hiệp định hợp tác toàn cầu và khu vực như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á (AFTA) đã đem đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba là sự cải thiện về hành lang pháp lý thể hiện

được cam kết rõ ràng đối với các nhà đầu tư. Chính phủ đang nhấn mạnh về sự cần thiết của việc cải cách trong cả khối Tư nhân và Nhà nước. Thêm vào đó là chính sách khuyến khích như quyết định số 5839/QĐ-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công thương về việc ban hành chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ chính trị.

Với một nền chính trị ổn định được đánh giá cao sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho GELEX trong công tác tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, qua đó giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

- Văn hoá- xã hội: Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với cuộc sống ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Hội nhập văn hoá xã hội ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội cho người làm công tác nhân sự GELEX tận dụng để tạo ra các quy tắc ứng xử, tính tự giác, tinh thần làm việc nhóm, trách nhiệm trong công việc làm cho bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp lành mạnh, chuyên nghiệp.

- Khách hàng: Thị trường mà công ty đang tham gia kinh doanh là thị trường

tiềm năng. Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là các tập đoàn điện lực, các tập đoàn đa ngành khác. Đây đều là những khách hàng lớn tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Họ lựa chọn nhà cung cấp bằng các hoạt động đấu thầu. Nhờ vào đấu thầu họ có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với những yêu cầu về chi phí và công nghệ mà họ đặt ra. Đặc biệt, sau mỗi hợp đồng thì khách hàng lại hoàn toàn có thể lựa chọn một nhà cung cấp khác. Do vậy mức độ gắn bó giữa khách hàng và nhà cung cấp là không lớn, khách hàng không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Điều này cho thấy quyền lực đàm phán của khách hàng trong thị trường là tương đối cao. Để có thể giành được hợp đồng đấu thầu của khách hàng, các doanh nghiệp phải chịu sức ép là luôn phải cập nhật công nghệ, và giảm thiểu chi phí một cách tối đa để có được giá cả hợp lý vượt trội hơn so với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, GELEX đang từng bước phát triển, chiếm giữ những thị phần và khách hàng quan trọng. Cố gắng để cho khách hàng nhìn thấy những giá trị mà mình có thể mang đến cho khách hàng là sản phẩm chất lượng và

công nghệ cao, chỉ ra cho khách hàng thấy sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng nhận ra những điều này thì GELEX đã thành công trong việc giảm đi quyền lực đàm phàn từ phía khách hàng và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Chính vì vậy người làm công tác nhân sự của GELEX phải chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng và hiểu được là không có khách hàng thì không có doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của GELEX ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của người làm công tác nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác nhân sự tại tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 127 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)