Một số vấn đề mà các doanh nghiệp ViệtNam đang phải đối mặt liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác nhân sự tại tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 77)

đến công tác nhân sự

Một số vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt liên quan đến công tác nhân sựCông tác nhân sự vừa là khoa học nhưng cũng là vừa là nghệ thuật bởi đó là vấn đề con người. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, công tác nhân sự hiện nay đang gặp một số vấn đề sau:

Thứ nhất, do khó khan trong việc xác định lương đúng, đủ cho người lao động và thường xuyên gặp sự phàn nàn về chính sách lương từ phía người lao động.

Nguyên nhân của vấn đề này là do: thiếu cơ sở về việc đánh giá các kinh nghiệm, trình độ đào tạo và các công việc trước đây cũng như sự phát triển kỹ năng của từng cán bộ nhân viên; thiếu cơ sở để chỉ ra số lượng và loại kỹ năng thực tế đang có sẵn trong công ty; thiếu cơ sở trong việc phân tích và phân loại các mức lương cho người lao động; thiếu căn cứ trong việc định ra định mức đánh giá kết quả hoạt động; không đủ căn cứ xác đáng cho việc chỉ ra những yêu cầu cần thiết cho từng công việc; không thể hiện đầy đủ mối quan hệ giữa tiền lương và giá trị công việc; thiếu sự linh hoạt trong hệ thống tiền lương. Thứ hai, do không đủ cơ sở để chỉ ra số lượng thực tế và các loại kỹ năng cần thiết cho việc tuyển dụng, sắp xếp lại nhân viên hoặc đề bạt phát triển nhân viên; thường xuyên lặp lại các sai lầm trong việc tuyển dụng bởi vì thiếu kiến các căn cứ và các thông tin về nguồn lao động có thể tuyển dụng trong vùng; không biết hoặc không có các căn cứ về những yêu cầu tối thiếu cơ bản đối với lao động trong tương lai; không biết hay không có đủ các cơ sở cần thiết về các điều kiện đào tạo dẫn đến dư thừa hoặc thiết hụt nguồn nhân lực. Thứ ba, do không kiểm soát nổi chi phí lao động hoặc các chi phí quản lý, để cho chi phí lao động tăng hoặc giảm một cách không bình thường trong một thời gian ngắn, tỉ lệ luân chuyển lao động cao.

Nguyên nhân của vấn đề này là do doanh nghiệp: không biết và không có các căn cứ chính xác cho việc xác định tỉ lệ lương, lợi ích và chi phí của người lao động cũng như thời gian nghỉ phép và thái độ làm việc của người lao động; không biết và chưa có một căn cứ hợp lý cho việc xác định chi phí đào tạo người lao động; không biết hoặc thiếu cơ sở xác định liệu công ty có thể

trang trải các chi phí lao động hay không? Không xác định rõ nguyên tắc, chính sách cũng như các ưu tiên khi làm công tác nhân sự; người lao động không biết; không hiểu hay không đồng ý với những nguyên tắc quản lý, chính sách hay các ưu tiên trong quản lý nhân lực; tuyển dụng và thuê những lao động không tốt; người lao động thực hiện những công việc giống nhau vì có sự không rõ ràng và trùng lặp trong phân công trách nhiệm và quyền hạn cho họ; không công bằng, không chính xác hay không nhất quán trong việc trả lương; chọn các chương trình đào tạo không đúng, thiếu hợp lý dẫn đến chất lượng và năng suất lao động của người lao động thấp; cấu trúc của lương là không nhất quán, các mức lương thiếu sự linh hoạt.

Thứ tư, do doanh nghiệp thiếu các căn cứ cơ bản cho việc xác định số lượng và loại kỹ năng cần thiết để tuyển dụng, thuyên chuyển và đề bạt lao động; không có các thông tin cần thiết cho việc xác định số lượng và các loại chương trình đào tạo cần thiết cho từng người lao động; không đủ các thông tin và cơ sở cần thiết cho việc xác định một cách chi tiết các chi phí đào tạo; không biết hay không có đủ các thông tin cơ bản cho các hoạt động đào tạo và phát triển của công ty; không có hệ thống để kiểm soát chi phí và duy trì vị thế cạnh tranh của công ty làm khó khăn trong việc xác định quỹ đào tạo và các quỹ khác cho hoạt động của công tác nhân sự; chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động của công tác nhân sự.

Thứ năm, do các dấu hiện nghiêm trọng về việc trì hoãn sản xuất, phải làm lại sản phẩm hay sự từ chối và phàn nàn của khách hàng do người lao động không biết, không hiểu hay không đồng ý với các chính sách nhân sự của công ty; người lao động có nhiều phàn nàn, và đề nghị đang chờ được giải quyết; người lao động rất khó có thể đưa ra các lời chất vấn hay than phiền trên các khía cạnh khác nhau; người lao động có tinh thần làm việc chưa tốt, năng suất lao động thấp; thiếu căn cứ để đưa ra tiêu chuẩn về kết quả công việc cho nhân viên; không có căn cứ để chỉ ra sự cần thiết phải xác định rõ chức năng cho từng công việc; không có đủ thông tin cho việc cất nhắc, sắp xếplại lao động hay thuê thêm lao động; người lao động thường làm các công việc giống nhau do sự không rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của họ và thường hay tranh cãi và có nhiều mâu thuẫn, nhầm lẫn về vai trò và chức năng của từng người trong công việc; người lao động được đào tạo không đúng

và không tốt dẫn đến chất lượng làm việc có năng suất thấp, thiếu các thông tin để so sánh kết quả hoạt động thực tế với tiêu chuẩn đã đề ra.

Thứ sáu, do thiếu cơ sở để so sánh thực tế với tiêu chuẩn kết quả công việc. Không biết hay không có đủ thông tin về các loại và các mức độ kỹ năng cần thiết của người lao động; không có đủ các thông tin về sự phát triển nguồnnhân lực cần thiết của công ty; thiếu sự nhất quán trong cấu trúclương của công ty dẫn đến năng suất lao động của người lao động thấp.

Thứ bảy, do tỷ lệ tai nạn lao động, nghỉ việc và đi làm muộn, xin chuyển công tác, luân chuyển lao động cao là do doanh nghiệp không biết ahy không có đủ thông tin về yêu cầu nguồn lao động; không có đủ thông tin về các loại và các mức độ kỹ năng cần thiết; người lao động không biết, không hiểu hay không đồng ý với các chính sách nhân lực của công ty; công nhân có những phàn nàn, chất vấn chưa được giải quyết; người lao động rất khó đưa ra các lời chất vấn và phàn nàn trên các khía cạnh khác nhau; người lao động có đạo đức chưa tốt lắm; thuê và tuyển chọn người lao động không bảo đảm chất lượng; người lao động luôn thắc mắc về những sự trùng lặp trong việc phân định trách nhiệm và quyền hạn; người lao động thường xuyên tranh cãi, có mâu thuẫn và hiểu nhầm về trách nhiệm của các cán bộ phụ trách; trả lương không công bằng và không chính xác; có các khoá đào tạo không đúng hay kém chất lượng làm giảm năng suất lao động trong công ty.

Thứ tám, do doanh nghiệp thiếu các thông tin về số lượng thực tế và các loại kỹ năng lao động cần thiết để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, cất nhắc hay sắp xếp lại nhân viên; thiếu các thông tin về số lượng cũng như loại kỹ năng sẵn có trong công ty; thiếu các thông tin cơ bản về số lượng thực tế cũng như các loại chương trình đào tạo cần có cho từng nhân viên của công ty làm cho đơn vị gặp khó khăn trong việc bắt đầu hay thiết kế lại chương trình phát triển nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên của công ty; khó khăn trong việc tuyển dụng, cất nhắc và xắp xếp lại lao động.

Thứ chín, doanh nghiệp không có đủ các tài liệu cơ bản để xác định phạm vi và mức độ vi phạm hay làm thiệt hại cho đơn vị gây khó khăn trong việc xác định

các hình thức phạt hay buộc phải điều chỉnh hoạt động do vi phạm nội quy của công ty hay làm thiệt hại đến lợi ích và hình ảnh công ty.

Thứ mười, doanh nghiệp không có một hệ thống chuẩn cho việc xác định đầy đủ kỹ năng, trí lực và tinh thần thái độ làm việc cần thiết cho từng công việc; không có một hệ thống chuẩn cho việc tuyển chọn những người có thể làm việc một cách hiệu quả trong môi trường cụ thể của công ty; chưa có một hệ thống chuẩn để có thể xác định được liệu người xin việc là thực sự có kiến thức và các kỹ năng như họ nói, đặc biệt là đối với các loại kỹ năng khó xác định; không có một hệ thống chuẩn cho việc xác định đầy đủ kỹ năng, trí lực, tinh thần thái độ làm việc cần thiết cho từng công việc; không có một hệ thống chuẩn cho việc tuyển chọn những người có thể làm việc một cách hiệu quả trong môi trường cụ thể của công ty gây khó khăn trong viêc xác định một công việc là thành công hay thất bại và bảo vệ các quyết định trong quá trình tuyển dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM (GELEX)

Chương 2: : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM (GELEX)

2.1. Tổng quan về Tổng cCông ty Ccổ phần Thiết bị điện Việt Nam

2.1.1. Khái quát

- Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electrical Equipment Joint stock Corporation

- Thương hiệu:

- Mã số thuế: 01 00 100 512 - Địa chỉ:

Trụ sở chính: 52 Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội. Nhà máy sản xuất: KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn - Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh. - Điện thoại: 04-38257979 – 0241-3847688 - Fax: 04.38260735 – 02413-847398 - Website: http://www.gelex.vn - Email: gelex@gelex.vn - Vốn điều lệ: 1.550.000.000.000 đồng - Giấy ĐKKD: 0100100512 - Mã chứng khoán: GEX - Tài khoản: ✓

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Hà Nội

▪ Số tài khoản: 10 201 0000026615

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Sở giao dịch I

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật điện, được thành lập ngày 27 tháng 10 năm 1995 theo Quyết định số 1120/QĐ-TCCB-ĐT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Tại thời điểm quyết định thành lập, Tổng công ty có 10 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 03 liên doanh nước ngoài trực thuộc các công ty thành viên.

Ngày 31 tháng 5 năm 2006, Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 127/2006/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính Phủ. Trong đó, công ty mẹ của Tổng Công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thiết bị đo điện và Văn phòng Tổng Ccông ty Thiết bị kỹ thuật điện.

Thực hiện phương án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt, ngày 27 tháng 09 năm 2010 Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với giá đấu thành công bình quân là 10.502 đồng/cổ phần.

Ngày 01 tháng 12 năm 2010, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam chính chính thức nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100512 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với vốn điều lệ là 1.400.000.000.000

đồng (Mt ngàn bn trăm tỷ đồngMột ngàn bốn trăm tỷ đồng). Nhà nước nắm giữ

87,17% vốn điều lệ. Đại diện sở hữu của Nhà nước tại Tổng công ty là Bộ Công Thương.

Kể từ khi cổ phần hóa đến nay, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam đã trải qua 01 lần tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 1.550 tỷ đồng cho cổ đông chiến lược - Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Ngày phát hành: 06/08/2015.

Tháng 10 năm 2015, cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam chính thức được giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Up Com - Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương thoái toàn bộ 100% vốn đầu tư tại Tổng công ty.

2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1.3.1. Tầm nhìn

Gelex là tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam và họn sản xuất thiết bị điện làm lĩnh vực chủ lực dẫn đầu thị trường.c

GELEX mở rộng và hoạt động tiên phong trong các lĩnh vực đầu tư năng lượng, dịch vụ cảng – Logistics, đầu tư bất động sản và quyết tâm phấn đấu trở thành thương hiệu quốc gia ngang tầm quốc tế.

2.1.3.1. Sứ mệnh

“Gelex cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao thông qua các giải pháp công nghệ hiện đại và dịch vụ vượt trội”

2.1.4. Triết lý kinh doanh

- Đặt khách hàng làm trọng tâm để định hướng cho mọi hành động, GELEX nỗ lực hết mình để khách hàng hài lòng. GELEX luôn tôn trọng khách hàng, lắng nghe mọi ý kiến của khách hàng và hiểu rõ mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó, GELEX cố gắng mang lại lợi ích tốt nhất, thậm chí còn hơn cả kỳ vọng của khách hàng.

- Đặt uy tín và hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu bởi uy tín làm nên thương hiệu còn hiệu quả kinh doanh quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

- GELEX tạo dựng uy tín bằng cách hoàn thành xuất sắc những cam kết của mình với khách hàng để khách hàng luôn luôn tin tưởng và yên tâm khi hợp tác.

- GELEX đạt được hiệu quả kinh doanh bằng cách minh bạch hóa trong quản lý, có chế độ đãi ngộ người tài hợp lý và hướng tới sự chủ động cao nhất của từng tổ chức trong Công ty. Tất cả thành viên trong Công ty phải phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng.

2.1.5. Tính cách và thương hiệu

- Uy tín: GELEX cam kết làm những gì đã nói và nói những gì đã làm. Đối với Gelex, uy tín là tài sản vô giá và bất khả xâm phạm. Đây là tôn chỉ làm nên thành công của người Gelex và thương hiệu Gelex cho đến ngày hôm nay.

- Chất lượng: Đặt chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, không ngừng nâng cao hiệu quả công việc, luôn tìm cách đáp ứng tốt nhất yêu cầu khách hàng với thời gian và chi phí thấp nhất

- Sáng tạo: Sáng tạo là tiêu chí giúp Gelex khác biệt trên thị trường. Công ty liên tục cải tiến, tiên phong tìm ra những hướng đi mới và chủ động tạo ra những đột phá mới mẻ mang dấu ấn của riêng GELEX.

Logo được tạo hình như một mạch điện kín và xuyên suốt bằng cách gắn liền các chữ cái trong tên thương hiệu Gelex, truyền tải thông điệp: Gelex và 9 công ty thành viên luôn gắn kết và tương hỗ lẫn nhau. Chiếc kim đồng hồ còn là hình tượng của chất lượng, uy tín và sự kiên định của Gelex.

2.1.6. Ngành nghề kinh doanh

2.1.6.1 Sản xuất và kinh doanh thiết bị điện:

GELEX là thương hiệu tập trung sức mạnh tổng thể của các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thiết bị điện tại Việt Nam. Tổng Công ty tự hào sở hữu các thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng đã khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường như dây cáp điện Cadivi, biến thế điện Thibidi, thiết bị đo lường EMIC, động cơ điện HEM và VIHEM, …

Sản phẩm thiết bị điện của GELEX luôn trong vị thế đứng đầu thị trường Việt Nam với hàng triệu thiết bị điện được lắp đặt mỗi năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại đây, Tổng Công ty áp dụng công nghệ tiên tiến với dây chuyền sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác nhân sự tại tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)