Phân tích nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của agribank long an (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm có 3 chƣơng

2.3.1 Phân tích nhân tố bên ngoài

2.3.1.1 Môi trƣờng chính trị - pháp luật

Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có môi trƣờng chính trị và xã hội ổn định so với các nƣớc khác trong khu vực. Tổ chức Tƣ vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nƣớc ASEAN khác nhƣ Indonesia, Malaysia, Philiping và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Việt Nam đƣợc đánh giá là nơi an toàn để đầu tƣ. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, chủ quyền biển đảo, Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ là một trong những nƣớc an toàn nhất xét về các tội ác chống con ngƣời và quyền sở hữu.

Về hoạt động thanh toán, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán trong giao dịch xã hội và kinh doanh không dùng tiền mặt, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020 tại Việt Nam” theo quyết định số 291/2006/QĐ-

TTg ngày 29/12/2006. Hiện nay, Bộ Tài chính - đơn vị chủ trì thực hiện Đề án - đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. Trong đó, quy trình thu ngân sách Nhà nƣớc bằng tiền mặt sẽ đƣợc cải tiến bằng cách ngƣời nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nƣớc mở tài khoản. Ngoài ra, trong quý IV/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đầu mối tổ chức “Lễ khai trƣơng kết nối hệ thống POS giữa Banknetvn và Smartlink”, cùng với đó là các hoạt động nhằm đẩy mạnh và khuyến khích các việc thanh toán thẻ qua POS của các ngân hàng trong liên minh NAPAS. Đây là cơ hội để các Ngân hàng đẩy mạnh phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng.

2.3.1.2 Môi trƣờng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2017 ƣớc tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trƣởng năm nay vƣợt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp đƣợc Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phƣơng cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm.

(Hà Phƣơng 2017, tr.1).

2.3.1.3 Môi trƣờng khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, các phƣơng tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các sản phẩm và dịch vụ thẻ thanh toán cũng không ngừng đƣợc phát triển. Các tổ chức thẻ quốc tế nhƣ MasterCard, Visa, American Express đều thƣờng xuyên cập nhật kịp thời các chính sách nhằm ứng dụng công nghệ mới vào việc vận hành hệ thống và phát triển sản phẩm... Hệ thống mạng toàn cầu kết nối các thành viên NAPAS có thời gian hoạt động (availability) đạt mức trung bình 99,80%, thời gian xử lý giao dịch (response

time) 0,37 giây. Các tổ chức thẻ quốc tế cũng đƣa ra các chuẩn công nghệ để các thành viên ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhƣ chuẩn về thẻ chip (EMV), chuẩn về thƣơng mại điện tử (SecureCode, 3D, Verified by Visa…). Việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thẻ thanh toán trong những năm vừa qua thực sự đã đem lại những bƣớc phát triển nhảy vọt của các sản phẩm thẻ thanh toán trên toàn thế giới.

Theo Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị, các ngân hàng đã tích cực đổi mới hệ thống công nghệ, triển khai chuẩn hoá các hệ thống core-banking, phát triển các sản phẩm và ứng dụng những công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo đó, sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt Nam đã có những bƣớc tiến nhảy vọt. Trong vài năm gần đây, cùng với sự bùng nổ thị trƣờng thẻ, các ngân hàng cũng nỗ lực tìm kiếm và đƣa ra nhiều dịch vụ để tăng cƣờng tiện ích sử dụng thẻ và việc thanh toán bằng thẻ cũng đạt đƣợc bƣớc tiến đáng kể. Bên cạnh việc phát triển kênh thanh toán tự động ATM, kênh thanh toán qua POS/EDC đã đƣợc một số ngân hàng nhƣ Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Á Châu… chú trọng đầu tƣ và phát triển.

Ngoài việc sử dụng thẻ để thanh toán tại các siêu thị, nhà hàng, tại ATM…ngƣời ta còn có thể sử dụng thẻ để thanh toán qua mạng Internet, thanh toán qua điện thoại di động. Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học và viễn thông, các ngân hàng trên thế giới đã và đang triển khai dịch vụ thanh toán thẻ thông qua hệ thống Phone Banking, Internet Banking, Mobile Banking, mua hàng qua mạng Internet… Bên cạnh sự gia tăng về thẻ, xu hƣớng gian lận thẻ cũng theo đó xuất hiện và ngày càng hiện đại, tinh vi và trở nên phổ biến ở trên khắp nơi thế giới đỏi hỏi các công nghệ mới nhƣ sinh trắc học, thẻ thông minh, thẻ thông minh không tiếp xúc ra đời hứa hẹn mang lại nhiều tính năng vƣợt trội và đặc biệt là ngăn chặn đƣợc khả năng làm giả thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của agribank long an (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)