1.3.1. Sự phát triển của công nghệ
Nhiều người trong chúng ta tham gia vào nền kinh tế chia sẻ mà không hề nhận ra mình đang là một thành phần trong nền kinh tế này. Không chỉ giới hạn trong giới trẻ, những người được cho là nhanh và nhạy với những xu hướng phát triển mới, nền kinh tế chia sẻ, tại Việt Nam, còn dần trở nên phổ biến trong tầng lớp những người ở độ tuổi trung niên. Nền kinh tế mới này đang cho phép hàng triệu người sáng tạo và đổi mới, tôn vinh những giá trị mới, khai thác nguồn khách hàng mới cũng như tạo ra cách thức làm việc mới trong một quy trình. Từ việc vay mượn, mua bán đến thuê nhà, thuê xe, nền kinh tế chia sẻ dang dần dần hoàn thiện và phát triển, và một trong những động cơ đầu tiên cũng như quan trọng nhất phải đề cấp đến: công nghệ.
Đơn giản, dễ dàng và tiện lợi, sự đột phá và mở rộng của công nghệ đã khiến cho càng ngày càng nhiều người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với các ứng dụng cơng nghệ cao, và nhờ đó tham gia vào nền kinh tế chia sẻ. Có thể nói, cơng nghệ và những người sử dụng cơng nghệ chính là nền tảng của nền kinh tế chia sẻ. Nếu khơng có các nền tảng cơng nghệ tiên tiến, các mơ hình kinh doanh chia sẻ kinh tế sẽ không thể dễ dàng thành lập và phát triển với tốc độc cao như ngày nay.
Ngoài viện khiến cho nền kinh tế chia sẻ tăng lên về “lượng”, tức là được nhiều người biết đến và sử dụng hơn, tác động của công nghệ đối với nền kinh tế này cịn nằm ở “chất”. Cơng nghệ hiện đại khiến cho việc đánh giá một dịch vụ hay hàng hóa đã được sử dụng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một cú nhấp chuột là người dùng có thể “chấm sao” tài xế đã chở mình hơm qua, hoặc có thể để lại những lời nhận xét tích cực hay tiêu cực về phịng trọ trên Airbnb mà bạn đã ở trong chuyến du lịch vừa rồi. Việc nhận được phản hồi nhanh chóng từ nhiều khách hàng sẽ khiến cho người bán có cơ hội nhìn nhận ra những điểm cần hoàn thiện trong hàng hóa/dịch vụ mình cung cấp, cũng như khiến những người cung cấp dịch vụ/hàng hóa chú trọng hơn đến danh tiếng của mình. Điều này, đương nhiên sẽ
mang lại ích lợi to lớn nhất cho người tiêu dùng, bởi vậy, nhanh chóng trở nên được ưa thích và tin cậy. Nền kinh tế chia sẻ đang mở đường cho một loại dịch vụ khách hàng mới, một dịch vụ đưa việc đánh giá trực tuyến vào trung tâm. Nhờ công nghệ, các tương tác cá nhân như thế này ngày nay trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.
1.3.2. Thương mại “cộng đồng”
Chúng ta không thể không nhắc đến một nguyên nhân khác đã góp phần khơng nhỏ vào sự xuất hiện của hiện tượng này. Đó là sự gia tăng về nhu cầu kết nối thơng qua các mạng xã hội. Thay vì chỉ tương tác với nhau trực tiếp hoặc qua những ứng dụng đơn giản như vài chục năm về trước, hiện nay, mọi người có hàng loạt các sự lựa chọn. Có thể nói, đây là khía cạnh “kỹ thuật số” của nền kinh tế chia sẻ. Các phương tiện truyền thông trở thành nơi chúng ta học cách phát triển khả năng kết nối. Chúng ta học cách thuyết phục những người chúng ta chưa biết cũng như học cách tin tưởng những người chúng ta chưa gặp bao giờ. Việc quảng bá rộng rãi qua nhiều phương tiện truyền thông, không chỉ giới hạn trong các phương tiện truyền thống, đã khiến kinh tế chia sẻ không chỉ là một khái niệm trên sách vở, hay chỉ phổ biến trong giới trẻ, mà còn trở nên quen thuộc với những người tiêu dùng ở độ tuổi cao hơn, khuyến khích họ tìm tịi và thử nghiệm những dịch vụ hay hàng hóa trong nền kinh tế này. Theo như Luis Tamayo, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ và văn hóa, bí quyết thành cơng của các doanh nghiệp theo đuổi mơ hình kinh tế chia sẻ là, khi người tiêu dùng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ hay hàng hóa được cung cấp bởi doanh nghiệp trong mơ hình này, họ sẽ khong đặt nhiều niềm tin. Tuy nhiên, chỉ số hài lòng của họ một khi đã dùng thử trải nghiệm.
Ngồi ra, một trong những tính năng lớn nhất của nền kinh tế chia sẻ là nó cung cấp cơ hội để bắt đầu và duy trì các mối quan hệ xã hội. Các khía cạnh xã hội của nền kinh tế chia sẻ đã thúc đẩy sự tham gia của người tiêu dùng, và nhờ đó nâng cao tốc độ phát triển của kinh tế chia sẻ. Ví dụ, thay vì chỉ là một trang web cung cấp địa chỉ các chỗ nghỉ trọ, Airbnb đang định vị mình là một thương hiệu hàng đầu trong việc tập trung cộng đồng để kết nối những người với kinh nghiệm du lịch lại với nhau. Airbnb đã thành công trong việc nhấn mạnh rằng bằng cách sử dụng những chỗ trọ được cung cấp trên trang web này, mọi người có thể sống như một
người dân địa phương khi đi du lịch. Điều này đánh trúng tâm lý của khách du lịch là muốn tìm hiểu về cảnh vật cũng như con người nơi mình đang đến. Dịch vụ này cũng đem lại niềm vui bất ngờ đối với khách du lịch bằng cách tương tác với chủ nhà. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, ngoài việc tận hưởng thắng cảnh hay đồ ăn ở nơi mình đang du lịch, khách hàng sử dụng dịch cụ của Airbnb có thể giao thiệp nhiều với chủ nhà, nhờ đó có được một hướng dẫn viên du lịch địa phương miễn phí, hoặc thậm chí là một người bạn. Theo Priporas, tương tác xã hội là yếu tố quan trọng nhất trong mơ hình kinh doanh của Airbnb và có tác động lớn đến trải nghiệm của khách hàng cũng như sự hài lịng. Tussyadiah và Pesonen cũng nói rằng lý do chính khiến khách du lịch sử dụng chỗ ở theo mơ hình kinh tế chia sẻ là sự kỳ vọng đối với việc mở rộng mối quan hệ xã hội với cộng đồng địa phương cũng như việc tương tác một cách có ý nghĩa với chủ nhà. Nói một cách ngắn gọn, việc kết nối xã hội là một phương tiện để tăng giá trị tổng thể của nền kinh tế chia sẻ. Ikkala và Lampinen cũng tìm thấy rằng kiếm tiền là một yếu tố quan trọng để chủ nhà tham gia vào kinh tế chia sẻ, nhưng chính khía cạnh xã hội mới là yếu tố quan trọng để giữ chủ nhà tiếp tục kinh doanh mơ hình kinh tế này.
1.3.3. Tình hình kinh tế khó khăn
Như đã đề cập ở đoạn văn trước, tiền chính là yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng tham gia vào kinh tế chia sẻ. Lý do kinh tế thuần túy này cịn được phóng đại thêm bởi khủng hoảng kinh tế các nước liên tiếp những năm gần đây. Theo Julio Gisbert, tác giả cuốn sách “Sống khơng có việc làm” (Living without a job), với nguồn lực hạn chế, việc chia sẻ thay vì mua mới là sự lựa chọn hợp lý hơn đối với nhiều người. Theo ông, khủng hoảng kéo dài và hành động cắt giảm của chính phủ nhiều nước đã làm suy yếu hệ thống phúc lợi, đó là lý do tại sao các cơng ty khởi nghiệp theo mơ hình kinh tế chia sẻ đã tìm ra và đề xuất cách giải quyết tình huống này và dần dần tiếp cận tới các lĩnh vực mà phúc lợi nhà nước chưa thể đạt tới.
Khủng hoảng đã giúp thúc đẩy nền kinh tế này nhờ nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Mọi người tham gia vào kinh tế chia sẻ với mong muốn tiết kiệm hoặc kiếm thêm tiền, trong khi vẫn được hưởng lợi bởi việc trải nghiệm dịch vụ hoặc hàng hóa với giá trị ngang hàng. Nền kinh tế chia sẻ tạo ra
một số lượng của cải khổng lồ (Frenken, & Schor, 2017). Có thể nói, yếu tố kinh tế rất quan trọng và được coi là điều kiện tiên quyết để áp dụng mơ hình này. Theo như kết quả nghiên cứu của Léonel Matar và Georges Aoun, “tiết kiệm chi phí” là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất với quyết định có tham gia vào kinh tế chia sẻ không, (4,56) theo sau là quan niệm coi trọng việc chia sẻ hơn là sở hữu (4,44).
Cũng trong cuộc khảo sát này, hơn 60% số người được hỏi xem xét đến thực tế rằng nền kinh tế chia sẻ mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho họ. Lamberton và Rose nhận thấy rằng lợi ích liên quan đến chi phí của việc chia sẻ là yếu tố chính quyết định người tiêu dùng có tham gia vào mơ hình này khơng.
Bardhi và Eckhardt cho rằng việc chia sẻ phương tiện giao thông đem lại các ưu đãi kinh tế tốt hơn. Giá tương đối thấp ở Airbnb cũng là yếu tố chính để người tiêu dùng chọn dịch vụ cơng ty này cung cấp. Giá cước Airbnb được báo cáo là rẻ hơn từ 30-60% so với giá khách sạn trên toàn thế giới. Điều này đã gây ra tác động rất lớn đến ngành công nghiệp khách sạn truyền thống. Lợi ích kinh tế rõ ràng là một thế mạnh nổi trội của nền kinh tế chia sẻ so với nền kinh tế truyền thống.
Trong nghiên cứu của Van de Glind, chủ nhà của Airbnb cũng trả lời rằng lý do chính sử dụng Airbnb là để kiếm tiền. Với sự tăng lên về nhu cầu và chi phí sinh hoạt, càng ngày càng nhiều người cảm thấy sự bức thiết của việc tăng thêm thu nhập hoặc tiết kiệm thêm tiền thơng qua các hình thức khác nhau. Sự dư thừa của hàng hóa và dịch vụ sẵn có cho phép các cá nhân tham gia vào kinh tế sản xuất mà không cần thông qua kinh tế truyền thống. Theo Wadhwa, 2018, hàng nghìn tỷ đơ la tài sản vẫn chưa được sử dụng đúng mức trên toàn thế giới. Ngoài ra, theo dữ liệu do Viện Brookings cung cấp, các phương tiện cá nhân không được sử dụng trong 95% thời gian sống. Bởi vậy, việc phát triển của nền kinh tế dựa trên cơ sở chia sẻ cịn rất nhiều khơng gian để hồn thiện và phát triển trên toàn thế giới.
1.3.4. Sự bấp bênh trong giá cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nhiều tác giả, như Halina S. Brown và Philip J. Vergragt, trong bài tiểu luận 'Đổi mới trong tiêu dùng bền vững', 2014, cho rằng khía cạnh mơi trường ảnh hưởng khá nhiều đến việc ra đời và phát triển của nền kinh tế chia sẻ và hầu hết các
vào nguyên tắc hoạt động của mình. Thế hệ Y, được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 2000, là thế hệ trực tiếp cảm nhận được một cách rõ ràng sự khan hiếm của các nguồn lực kinh tế. Nhiều báo cáo xác nhận rằng thế hệ Y sẵn sàng hơn các thế hệ khác trong việc giúp người khác tạo ra sự khác biệt. Đặc trưng thế hệ này giúp cho những người sinh ra trong khoảng thời gian nêu trên nhạy cảm, nhanh nhạy và có tính kết nối cộng đồng hơn, do đó, đóng góp phần lớn vào sự thành cơng của mơ hình kinh tế này.
Heinrichs lập luận rằng phong cách sống dựa trên cơ sở chia sẻ sẽ góp phần làm giảm chủ nghĩa tiêu dùng quá mức, cải thiện sự gắn kết xã hội và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Trong thực tế, khi chuyển từ mơ hình sở hữu tư nhân sang chia sẻ, nhu cầu về hàng tiêu dùng sẽ giảm. Điều này dẫn đến việc ra đời của một nền kinh tế mới, ở đó các vấn đề như ơ nhiễm và sử dụng năng lượng quá mức có thể được giải quyết. Ngồi ra, tiêu dùng mang tính hợp tác làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm sự lãng phí của các tài nguyên nhàn rỗi. Theo Hamari và các cộng sự của ông, động lực tham gia tiêu dùng mang tính hợp tác là sự bền vững. Lý do là, tiêu dùng mang tính hợp tác được thúc đẩy bởi mong muốn trở thành một người tiêu dùng có trách nhiệm hơn đối với mơi trường.
Về tác động đến tài nguyên của mơ hình kinh tế chia sẻ, Hamari et al. (2015) đã minh họa rằng nền kinh tế chia sẻ tối ưu hóa việc phân bổ tài ngun. Bưckmann (2013) cũng đưa ra kết luận tương tự như vậy. Ngoài ra, về tác động của khí thải nhà kính, các học giả Jeremy Rifkin, 2015; Martin và cộng sự, 2010; Firnkorn và cộng sự, 2011 cũng đồng ý rằng việc việc tăng tỷ lệ những người sử dụng dịch vụ đi chung xe sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ sở hữu xe riêng, nhờ đó, giảm số lít xăng dầu tiêu thụ trên đầu người (Cervero et al., 2007) và lượng khí thải carbon dioxide (Martin et al., 2011; Costain et al., 2012; Steininger et al., 1996). Tuy nhiên, những người khác lại nêu ra quan điểm ngược lại. Phát hiện của Yuliya Voytenko et al. (2015) là khí thải nhà kính của các nền tảng chia sẻ chỗ ở, bao gồm Home Exchange, Couchsurfing, v..v.. không chênh lệch so với ngành công nghiệp khách sạn hiện tại. Không những thế, một phần ba số người được khảo sát cho biết họ có thể kéo dài kì nghỉ của mình và ở lại lâu hơn khi họ đặt chỗ ở thông qua các nền
tảng P2P. Điều này có thể tạo thêm áp lực cục bộ về mơi trường. Schor (2014) cũng đưa ra ý kiến rằng các dịch vụ đi xe giá rẻ sẽ thu hút mọi người đi xe thường xuyên hơn, dẫn đến việc gia tăng lượng khí thải carbon.