Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 55 - 58)

1.6. Kinh nghiệm phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch của một

1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam

Qua phân tích các mơ hình kinh tế chia sẻ trên thế giới có thể nhận định rằng, lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ mơi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến mơ hình nền kinh tế chia sẻ ngành du lịch Việt Nam có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh tồn cầu. Đặc biệt là mơ hình kinh tế chia sẻ Airbnb, Việt Nam là đất nước có rất nhiều tiềm năng về du lịch và chính phủ cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ phát triển ngành du lịch. Việc các hộ gia đình tận dụng nhà cửa khơng sử dụng tham gia

vào mơ hình kinh tế chia sẻ nhà ở của Airbnb, điều này vừa đem lại lợi cho người dân, vừa kích thích ngành du lịch Việt Nam, tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn truyền thống, đặc biệt là các khách hàng 3 sao trở xuống.

Mơ hình Kinh tế chia sẻ đã mang lại nhiều cơ hội phát triển khi người tiêu dùng có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu riêng, trong khi đó, người sở hữu tài sản có cơ hội để tăng thêm thu nhập. Nhưng mặt khác, việc này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với cá loại hình kinh doanh truyền thống, điều dễ nhận thấy nhận hiện nay là mơ hình chia sẻ đi xe chung Uber và Grab tại Việt Nam, đã thách thức và cạnh tranh vơ cùng khốc liệt với loại hình taxi truyền thống khiến dần dần các doanh nghiệp taxi cũng phải thay đổi để tăng sức cạnh tranh.

Mặt khác mơ hình nền kinh tế chia sẻ ngành du lịch cũng tồn tại nhiều mối lo ngại cho sự phát triển của nó, đặc biệt là tính pháp lý. Những thách thức về khung pháp lý đặt ra cho mơ hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “khơng cơng bằng”, tình trạng này đang khiến cơ quan quản lý của nhiều quốc gia bối rối. Chính vì vậy mỗi quốc gia trên thế giới lại có sự phản ứng khác nhau với mơ hình Kinh tế chia sẻ, có nơi phản ứng gay gắt cũng có những nơi tạo khung khổ pháp lý và các điều kiện hỗ trợ cho mơ hình này phát triển.Như bài học kinh nghiệm đã trình bày bên trên cho thấy các nước trên thế giới cũng đang bắt đầu phản ứng về Kinh tế chia sẻ nhưng chưa có được những khung khổ pháp luật chặt chẽ để quản lý các mơ hình hoạt động của Kinh tế chia sẻ. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mơ hình Kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mơ hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, việc trốn thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ ngành du lịch cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn của Chính phủ các quốc gia, khi mà những khoản lợi nhuận mà các cơng ty này thu được ước tính lên tới những con số khổng lồ. Những công ty này hiện vẫn duy trì danh nghĩa là cơng ty tư nhân –

điều này cho phép họ linh động điều chỉnh, không phải báo cáo số liệu với cổ đông, không bị kiểm tốn độc lập và khơng ai có thể giám sát tài khoản…

Việc quản lý luật lao động giúp cho người lao động tham gia vào kinh tế chia sẻ được đảm bảo về quyền lợi của người lao động. Hiện nay người lao động tham gia vào grap đều khơng được đóng bảo hiểm xã hội, y tế và các quyền lợi khác.

Đây là các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm tiếp nhận xu thế kinh tế mới cũng như cách quản lý nó ra sao.

Chính vì vậy thay vì cấm, Chính phủ nên tập trung vào giáo dục và đào tạo toàn diện cho người dân về nền kinh tế mới này. Tiếp đó, cần có bộ máy chuyên nghiệp để sẵn sàng ứng phó và xử lý các sự cố, dù bằng cách sử dụng công nghệ hay sử dụng hành lang và công cụ pháp lý. Chúng ta nên học hỏi từ bài học xử lý của chính quyền ở Mỹ và châu Âu, các nước châu á,.. đối với các vấn đề nảy sinh đối với kinh tế chia sẻ trong thời gian qua. Bởi nền kinh tế chia sẻ cũng là nền kinh tế dễ bị tổn thương, tơi cho rằng vấn đề khó khăn nhất là làm sao vừa ứng phó và xử lý nhanh các sự cố, vừa duy trì được niềm tin và cảm hứng của mọi người dân đối với môi trường kinh doanh và trật tự xã hội mà họ đang sống.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)