2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam hiện nay
2.1.4. Thách thức ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt
Dưới ảnh hưởng của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính, ngành du lịch Việt Nam cần đối mặt với những thách thức thường trực và bất ngờ mà những khó khăn này mang lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO, những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn. Những tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt những vấn đề lãnh thổ gắn với biển Đơng có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch tồn cầu của Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng, đặc biệt khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế.
Thêm vào đó, ngành du lịch Việt còn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mơ và tính chất mới do có yếu tố cơng nghệ mới và tồn cầu hóa. Sự cạnh tranh này diễn ra ở rất nhiều khía cạnh, bao gồm cả dòng vốn đầu tư và thu hút khách, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với những lợi thế vốn có cũng như cải thiện những điểm yếu đã nêu trên, nếu không ngành du lịch nước nhà sẽ gặp nhiều thua thiệt trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Một trong những thách thức đáng kể nhất hiện nay đối với toàn bộ các quốc gia trên thế giới là biến đổi khí hậu. Du lịch Việt Nam, hiển nhiên, cũng khơng phải là ngoại lệ. Đặc biệt, trong hoàn cảnh mà nguồn vốn du lịch nước ta tập trung vào những tài nguyên thiên nhiên như hệ sinh thái rừng, biển đảo, … thì thách thức này là một thách thức khá to lớn đối với nước ta. Những bất thường của khí hậu, mực nước biển dâng, … tác động trực tiếp, gây khó khăn và trở ngại tới các hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Ngồi ra, ơ nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng không kém đối với các điểm đến du lịch. Do vậy, ngành du lịch Việt cần phải đưa ra những hướng giải quyết nhanh chóng và thích hợp nhằm kiểm sốt những vấn đề này.
Cùng với đó, nhu cầu du lịch thế giới đang có nhiều thay đổi, do có sự chuyển dịch về tư tưởng, nhận thức của người dân. Du lịch hiện nay đang hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hố truyền thống với tính độc đáo, nguyên bản; giá trị tự nhiên với tính nguyên sơ, hoang dã; giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao với tính hiện đại, tiện nghi. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xố đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Vì lẽ đó, chất lượng mơi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật yêu cầu ngành
du lịch Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng để không bị tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.