Điểm mạnh của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 62 - 64)

2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam hiện nay

2.1.1. Điểm mạnh của ngành du lịch Việt Nam

Nói về điểm mạnh du lịch nước ta, có thể nhận định rằng nước ta có rất nhiều điểm mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch cũng như các kinh nghiệm về phát triển du lịch đã tích lũy được qua thời gian qua.

Cụ thể hơn, về mặt tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến, địa hình 3/4 là đồi núi, khí hậu đa dạng, Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái có diện mạo vơ cùng đa dạng và phong phú. Điều này được thể hiện qua những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, … Nhìn chung, Việt Nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là những điều kiện khá tốt để phát triển du lịch.

Ngoải ra, với 3.200 km bờ biển, trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nước ta sở hữu nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ Kê, Mũi Né, Vũng Tàu.., bờ vịnh như Hạ Long, Nha Trang, Xuân Đài, cùng với các đảo gần bờ như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... Đây là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo.

Thêm vào đó, trên 4000 năm lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ bắc tới nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà được thể hiện qua những truyền thuyết về tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực, các di sản văn hóa như Cố Đơ Huế, Hội An, Hồng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn; những kỳ tích lịch sử hiển hách của các danh nhân như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta.

Ngoài những thuận lợi về mặt tài nguyên thiên nhiên, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút nhân dân trong nước, khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc cũng như giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân tạo kể trên, qua bàn tay và khối óc của con người, đã trở thành nguồn lực cơ bản để giúp nước ta tăng trưởng nhiều hơn về mặt kinh tế. Thêm vào đó, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cũng là một nguồn lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch nước nhà. Với dân số hơn 90 triệu dân, phần đông tập trung ở độ tuổi lao động, cấu trúc dân số trẻ, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động và nhờ vậy, có lợi thế trong việc nguồn nhân lực ngành du lịch.

Khi đề cập đến sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam, thì một trong những điểm mà chúng ta khơng thể bỏ qua đó là sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Năm 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch, năm 2005 với Luật Du lịch, Nghị quyết 08 – NQ/TW của Chính phủ và Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017 đã nhấn mạnh việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ mới. Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở của Việt Nam cũng là những yếu tố thuận lợi, mở đường cho du lịch nước ta phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)