2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam hiện nay
2.1.3. Điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, về quản lý khai thác tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực ngành du lịch cũng như vốn và công nghệ.
Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay những tiềm năng đó chưa khai thác một cách tương xứng. Nhìn chung, hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. Các tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn, cho đến nay, chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững và hiệu quả. Điều này dẫn đến một hiện tượng đáng buồn là tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, và chưa phát huy được hết giá trị của tài nguyên. Điều này không chỉ mang lại tác hại ngắn hạn mà còn tiềm ẩn các nguy cơ về mặt dài hạn khi sự khai thác bừa bãi, thiếu trách nhiệm có thể khiến cho tài nguyên du lịch nhanh chóng suy thối và cạn kiệt.
Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu đồng bộ cũng là một trong những điểm mà du lịch Việt Nam cần khắc phụ trên đường phát triển. Việc tiếp cận các điểm đến ở Việt Nam với các khách du lịch phương xa là khá khó khăn, bởi hiện tại, trong các sân bay ở Việt Nam, chỉ có sân bay quốc tế Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai cửa ngõ chính, khai thác được nhiều chuyến bay đón khách quốc tế bằng đường khơng. Việt Nam chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu
du lịch. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp. Vì lẽ đó, những trở ngại về cơ sở hạ tầng là điểm yếu cần đầu tư dài hơi. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung vẫn dừng lại ở tầm cỡ quy mơ nhỏ, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn chưa phát triển, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp và do vậy, chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Mặc dù nước ta có nguồn nhân lực trẻ trung và đông đảo, tuy nhiên nguồn nhân lực này chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, trình độ, đặc biệt là trong môi trường hội nhập và liên kết toàn cầu. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng trên quốc tế, đồng thời chưa cạnh tranh được với nguồn nhân lực cùng ngành các nước bạn. Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng u cầu địi hỏi về tính chun nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Thêm vào đó, ngành du lịch Việt Nam cũng đang thiếu những đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao.
Một điểm yếu đáng lưu ý nữa là chiến lược phát triển thị trường khách du lịch của các công ty du lịch chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị. Kết quả là khi có diễn biến xảy ra, các doanh nghiệp đã không chủ động và không lường hết được tác động ảnh hưởng đến thị trường khách hàng; chiến lược kinh doanh của các cơng ty du lịch cịn thiếu bền vững và lâu dài, cịn trong tình trạng bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp ... Với số lượng doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ chiếm tới 84%, cùng sự rời rạc, thiếu tính liên kết giữa doanh nghiệp với chính quyền, các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn để vươn ra thị trường du lịch quốc tế. Cùng với đó, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an tồn thực phẩm, chưa được kiểm sốt một cách hợp lý và đúng thời điểm. Điều này cũng làm dấy lên
những lo ngại về việc du lịch ở Việt Nam. Đặc biệt, chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ… đã đưa ra những khuyến cáo về các vấn nạn này cho công dân nước họ. Điều này làm cho hình ảnh du lịch Việt Nam vốn được quảng bá là thân thiện, hiền hòa, mến khách mất dần giá trị.
Ngày nay, hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách quốc tế đã được khắc họa ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, việc xúc tiến cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu của Ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Một phần là do Việt Nam có rất ít văn phịng đại diện du lịch tại nước ngồi. Chính vì thế mà các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài cịn rất hạn chế. Ngồi ra, Ngành du lịch Việt Nam cịn chưa tạo ra được cho mình một thương hiệu thực sự ấn tượng. Khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” và biểu tượng “Nụ cười Việt Nam” tuy đã có tác động tích cực nhất định tới dịch vụ du lịch của Việt Nam, nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng và cần có sự đổi mới. Du lịch Việt Nam cần phải định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh của mình. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị, sản phẩm du lịch là vườn cây xanh. Malaixia nổi bật với các điểm mua sắm và du lịch biển. Đặc trưng của du lịch Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng, lễ hội... Riêng Việt Nam thì vẫn cịn là cái gì đó cịn “tiềm ẩn” như khẩu hiệu du lịch “vẻ đẹp tiềm ẩn” vậy