Sự bấp bênh trong giá cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 31 - 33)

Nhiều tác giả, như Halina S. Brown và Philip J. Vergragt, trong bài tiểu luận 'Đổi mới trong tiêu dùng bền vững', 2014, cho rằng khía cạnh môi trường ảnh hưởng khá nhiều đến việc ra đời và phát triển của nền kinh tế chia sẻ và hầu hết các

vào nguyên tắc hoạt động của mình. Thế hệ Y, được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 2000, là thế hệ trực tiếp cảm nhận được một cách rõ ràng sự khan hiếm của các nguồn lực kinh tế. Nhiều báo cáo xác nhận rằng thế hệ Y sẵn sàng hơn các thế hệ khác trong việc giúp người khác tạo ra sự khác biệt. Đặc trưng thế hệ này giúp cho những người sinh ra trong khoảng thời gian nêu trên nhạy cảm, nhanh nhạy và có tính kết nối cộng đồng hơn, do đó, đóng góp phần lớn vào sự thành công của mô hình kinh tế này.

Heinrichs lập luận rằng phong cách sống dựa trên cơ sở chia sẻ sẽ góp phần làm giảm chủ nghĩa tiêu dùng quá mức, cải thiện sự gắn kết xã hội và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Trong thực tế, khi chuyển từ mô hình sở hữu tư nhân sang chia sẻ, nhu cầu về hàng tiêu dùng sẽ giảm. Điều này dẫn đến việc ra đời của một nền kinh tế mới, ở đó các vấn đề như ô nhiễm và sử dụng năng lượng quá mức có thể được giải quyết. Ngoài ra, tiêu dùng mang tính hợp tác làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm sự lãng phí của các tài nguyên nhàn rỗi. Theo Hamari và các cộng sự của ông, động lực tham gia tiêu dùng mang tính hợp tác là sự bền vững. Lý do là, tiêu dùng mang tính hợp tác được thúc đẩy bởi mong muốn trở thành một người tiêu dùng có trách nhiệm hơn đối với môi trường.

Về tác động đến tài nguyên của mô hình kinh tế chia sẻ, Hamari et al. (2015) đã minh họa rằng nền kinh tế chia sẻ tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên. Böckmann (2013) cũng đưa ra kết luận tương tự như vậy. Ngoài ra, về tác động của khí thải nhà kính, các học giả Jeremy Rifkin, 2015; Martin và cộng sự, 2010; Firnkorn và cộng sự, 2011 cũng đồng ý rằng việc việc tăng tỷ lệ những người sử dụng dịch vụ đi chung xe sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ sở hữu xe riêng, nhờ đó, giảm số lít xăng dầu tiêu thụ trên đầu người (Cervero et al., 2007) và lượng khí thải carbon dioxide (Martin et al., 2011; Costain et al., 2012; Steininger et al., 1996). Tuy nhiên, những người khác lại nêu ra quan điểm ngược lại. Phát hiện của Yuliya Voytenko et al. (2015) là khí thải nhà kính của các nền tảng chia sẻ chỗ ở, bao gồm Home Exchange, Couchsurfing, v..v.. không chênh lệch so với ngành công nghiệp khách sạn hiện tại. Không những thế, một phần ba số người được khảo sát cho biết họ có thể kéo dài kì nghỉ của mình và ở lại lâu hơn khi họ đặt chỗ ở thông qua các nền

tảng P2P. Điều này có thể tạo thêm áp lực cục bộ về môi trường. Schor (2014) cũng đưa ra ý kiến rằng các dịch vụ đi xe giá rẻ sẽ thu hút mọi người đi xe thường xuyên hơn, dẫn đến việc gia tăng lượng khí thải carbon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)