Nhân tố xuất phát từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 25 - 26)

Đây là những nhân tố thuộc về nội tại Quỹ,có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bao gồm:

- Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Quỹ. Chính sách tín dụng phải phù hợp với mục tiêu hoạt động của Quỹ và đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.

- Quy trình tín dụng: Đây là trình tự những giai đoạn, những bước cơng việc phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong cho vay, giải ngân, thu hồi nợ. Quy trình tín dụng bắt đầu từ việc xét đơn xin vay vốn của khách hàng đến khi thu hồi nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học và thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước.

Là mơ hình hoạt động mới và mang tính đặc thù nên các Quỹ chưa xây dựng được một quy trình tín dụng hợp lý và hiệu quả dẫn tới ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng của Quỹ. Hiện tại, Quỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện việc sửa đổi Sổ tay tín dụng cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của Quỹ nhằm thống nhất, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ.

- Chất lượng đội ngũ CBTD: CBTD khơng tn thủ chính sách tín dụng, khơng chấp hành đúng quy trình cho vay, trình độ chun mơn nghiệp vụ yếu kém không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Thu thập và xử lý thơng tin tín dụng:

Trong hoạt động cho vay, việc thu thập và xử lý thông tin hết sức cần thiết và là cơ sở để xem xét, quyết định hay từ chối cho vay, đồng thời theo dõi, quản lý khoản vay nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thơng tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn: hồ sơ vay vốn, phỏng vấn khách hàng, thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thơng tin càng đẩy đủ, chính xác và tồn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.

Trên thực tế, Quỹ khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng do lượng khách hàng vay vốn tại Quỹ không nhiều và hầu hết các khách hàng đầu tư các dự án bảo vệ mơi trường chỉ vay vốn một lần. Chính vì vậy, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Kiểm soát nội bộ: Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến không phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện các quy định về hoạt động cho vay.

- Bộ máy tổ chức: HĐQL Quỹ hoạt động chưa thật sự hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp do quản lý theo chế độ kiêm nhiệm: vừa làm công tác quản lý Nhà nước vừa điều hành, quyết định các hoạt động của Quỹ nên thời gian dành cho hoạt động của Quỹ không nhiều đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động của Quỹ.

Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu mà bất cứ TCTD nào cũng phải hướng đến, tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này lại luôn chịu ảnh hưởng của cá yếu tố chủ quan và khách quan. Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, TCTD cần phải tn thủ chặt chẽ chính sách tín dụng của mình cũng như tuân thủ các quy trình về thẩm định trước khi quyết định cho vay và cho vay với mục đích an tồn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)