2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Gắn kết sản xuất với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đầu tư, đổi mới công nghệ, tiến tới gắn sản xuất với bảo vệ môi trường cần một nguồn vốn không nhỏ. Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế, ngày 26 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, sau này là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bùi Cách Tuyến 2014).
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi tồn quốc.
Thực hiện theo tiêu chí “hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận”, các nguồn lực của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đều hướng tới mục tiêu cải thiện mơi trường nhằm góp phần tạo nên một mơi trường xanh – sạch – đẹp và phát triển bền vững đất nước.
Trải qua gần 15 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã từng bước xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Vốn điều lệ của Quỹ tăng từ 200 tỷ đồng lúc thành lập và bắt đầu hoạt động (2004), lên 500 tỷ đồng vào năm 2010 và dự kiến sẽ nâng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2017.
Tính đến thời điểm 31/12/2016, Quỹ đã thực hiện cho vay ưu đãi hơn 200 dự án tại 47 tỉnh, thành phố với nguồn vốn cho vay đạt hơn 1.698 tỷ đồng, tài trợ cho 159 dự án với số tiền 54,43 tỷ đồng, hỗ trợ giá điện gió gần 90 tỷ đồng và tiếp nhận hơn 40 tỷ đồng tiền lệ phí bán/chuyển chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs),... (Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác năm 2016).