HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
2.2.2.2. Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện cho vay các dự án đầu tư bảo vệ môi trường theo 08 lĩnh vực ưu tiên cho vay được HĐQL Quỹ phê duyệt trong từng thời kỳ. Kết quả hoạt động cho vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2012-2016 như sau:
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Triê ̣u đồng
Lĩnh vực
cho vay Lĩnh vực ưu tiên
Số dự án Doanh số cho vay Tỷ trọng Lĩnh vực 1
Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp; nước thải sinh hoạt tập trung có cơng suất >2500m³/ngày đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên
33 331.650 36%
Lĩnh vực 2 Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung 17 185.983 20% Lĩnh vực 3 Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện và làng nghề 7 43.060 5%
Lĩnh vực 4 Xử lý rác thải sinh hoạt 8 78.150 8%
Lĩnh vực 5 Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm
từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải 14 147.500 16%
Lĩnh vực 6
Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo
14 118.500 13%
Lĩnh vực 7
Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và phân tích mơi trường
5 18.947 2%
Lĩnh vực 8 Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ 0 0 0%
Tổng số 98 923.790 100%
Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Lĩnh vực 4 Lĩnh vực 5 Lĩnh vực 6 Lĩnh vực 7 Lĩnh vực 8
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2012-2016
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam)
Nhìn vào Biểu đồ cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2012-2016 có thể thấy vốn vay của Quỹ tập trung cao nhất ở lĩnh vực 01 (Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp, nước thải sinh hoạt tập trung công suất >2.500m3/ngày đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên), chiếm 36% vốn vay, tiếp theo là lĩnh vực 02 (Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung), chiếm 20% vốn vay; lĩnh vực 05 (Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải) chiếm 16% và lĩnh vực 06 (Triển khai công nghệ thân thiện mơi trường) chiếm 13%; các lĩnh vực cịn lại chiếm tỷ trọng dưới 10% vốn vay.
Vốn vay của Quỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất ở lĩnh vực Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp, nước thải sinh hoạt tập trung có cơng suất>2.500m3/ngày đối với khu vực đơ thị từ loại IV trở lên. Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu, Cụm công nghiệp. Đây là những dự án mang tính cấp thiết và bắt buộc phải triển khai thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội ban hành. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Chủ đầu tư, vì vậy, nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này là rất lớn. Tỷ trọng vốn vay phân bổ cho các lĩnh vực khác như xử lý chất thải nguy hại,
chất thải công nghiệp (chiếm 20%); sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường (chiếm 16%) và triển khai công nghệ thân thiện môi trường (chiếm 13%) là phù hợp với tình hình thực tế. Đây là những dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mơi trường có tổng mức đầu tư lớn và đòi hỏi Chủ đầu tư thực hiện dự án phải có năng lực tài chính tốt và có kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực này. Vì vậy, dự án thuộc các lĩnh vực này phần lớn đều đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ.
Đối với lĩnh vực xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện, làng nghề (chiếm 5%) và xử lý rác thải sinh hoạt (chiếm 8%), số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn thuộc các nhóm lĩnh vực này khơng nhiều, và việc đầu tư xử lý môi trường (rác thải làng nghề, rác thải sinh hoạt) chưa được chú trọng thực hiện.
Tỷ trọng vốn vay thấp nhất ở lĩnh vực 7 (chiếm 2%) và lĩnh vực 8 (chiếm 0%). Đây là hai lĩnh vực mới được bổ sung trong năm 2016 nên chưa có nhiều dự án xin vay vốn.
Có thể thấy, cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực ưu tiên cho vay, lĩnh vực cao nhất chiếm 36% vốn vay trong khi lĩnh vực thấp nhất là 0%. Tuy cơ cấu vốn phản ánh đúng tình hình thực tế về nhu cầu vốn đầu tư dự án và tính cấp thiết của các dự án theo từng lĩnh vực nhưng việc phân bổ vốn theo cơ cấu hiện tại được đánh giá là chưa hợp lý, đặc biệt là với một tổ chức hoạt động mang tính chất hỗ trợ như Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam, bởi vì trên thực tế các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc mọi lĩnh vực đều cần được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi. Hơn nữa, việc phân bổ vốn đồng đều cho các lĩnh vực cũng giúp giảm thiểu rủi ro cho Quỹ khi tập trung cho vay vào một lĩnh vực nhất định, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Quỹ.