Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 81 - 85)

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

3.2.3. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế các sai sót, cũng như khi có rủi ro trong cho vay và nâng cao chất lượng của khoản vay. Do đó, địi hỏi Bộ phận Tín dụng phải thực hiện nghiêm túc các quy trình từ khâu nhận hồ sơ của khách hàng, thẩm định các hồ sơ vay vốn, giải ngân cho đến quản lý và sau đó là thu hồi nợ vay. Để quy trình này đạt hiệu quả cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:

Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng:

- Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính,

năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp. CBTD cần phải xem xét, đánh giá nguồn thơng tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay vốn.

- Vì nguồn thơng tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai. Vì vậy, để tránh gặp phải rủi ro thơng tin, Quỹ cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: Cơ quan thuế, Sở Tài ngun và Mơi trường, ...) và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thơng tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thơng tin.

Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn:

Thẩm định phương án/dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng phải đặt mục tiêu an tồn lên trên hết, có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng.

- Thẩm định phương án/dự án vay vốn: thẩm định tính khả thi của phương án/dự án vay vốn, dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Thẩm định chính xác tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đối với những phương án không hợp lý, khơng rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu, tránh tình trạng thơng đồng với khách hàng, gây tổn thất cho Quỹ.

- Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, nguồn trả nợ này phải chứng minh được bằng chứng từ và CBTD phải kiểm tra tính hợp lý của những chứng từ này. Đối với những nguồn thu nhập bất thường, khơng nên tính vào thu nhập trả nợ, cịn những nguồn thu nhập ổn định nhưng khơng có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý.

- Chú ý thẩm định cả về tư cách của khách hàng, tính hợp tác với Quỹ và cả sự trung thực khi giao tiếp với CBTD.

- Phát hiện kịp thời các trường hợp như vay hộ, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ....

Thẩm định tài sản đảm bảo: Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ chính thứ hai khi khách hàng mất khả năng thanh tốn. Vì vậy, việc thẩm định tốt tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu khách hàng không trả được nợ.

- Đối với tài sản đảm bảo tiền vay là bảo lãnh của Ngân hàng (bên bảo lãnh): cần xác định hạn mức tín dụng của khách hàng, thẩm quyền và hạn mức cấp bảo lãnh của Bên bảo lãnh. Xem xét Hợp đồng cấp bảo lãnh, các điều kiện ràng buộc giữa khách hàng, Quỹ và Bên bảo lãnh. Để đảm bảo tính pháp lý về thẩm quyền và hạn mức của người ký bảo lãnh, sau khi bên bảo lãnh (chủ yếu là các chi nhánh

ngân hàng) phát hành bảo lãnh vay vốn thì Quỹ cần đề nghị Ngân hàng chủ quản xác nhận người ký bảo lãnh vay vốn là hoàn toàn phù hợp với quy định của Ngân hàng chủ quản.

- Đối với tài sản đảm bảo tiền vay: quá trình định giá tài sản phải chính xác, khơng q nhỏ để khách hàng duy trì quan hệ tín dụng với Quỹ, khơng q lớn để gây rủi ro khi xử lý cho đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay/giải ngân. Cần thiết phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý tài sản đảm bảo, tách biệt hẳn với bộ phận xử lý nợ. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao cho cán bộ định giá tài sản thay vì CBTD để tránh tiêu cực xảy ra do các mối quan hệ thân thiết với khách hàng vay.

- Tuyển chọn và đào tạo cán bộ thích hợp, đúng chuyên ngành trong bộ phận Kiểm soát nội bộ, pháp chế nhằm nhận biết được những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại Quỹ và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.

- Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trường hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi một phần nợ hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho Quỹ. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Công ty định giá để theo sát tài sản đảm bảo hơn, tránh tình trạng để cán bộ tín dụng khơng thực hiện việc kiểm tra thực tế mà chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Điều này rất nguy hiểm khi khách hàng cố tình lừa Quỹ dựa vào các mối quen biết.

- Trong quá trình khách hàng vay vốn, kiểm tra thấy giá trị tài sản đảm bảo bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo cho khoản vay, Quỹ phải thông báo để khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo. Nếu khơng có đủ tài sản đảm bảo, phải có phương án rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an toàn cho Quỹ.

Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay: Trước khi, CBTD đề xuất cho vay và Lãnh đạo Quỹ ký quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về thị trường, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định.

- Cần thiết phải chuẩn hóa cán bộ phê duyệt, tổ chức các đợt thi tuyển với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những cán bộ phê duyệt các hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ q hạn cao nên có hình thức xử lý, luân chuyển công việc phù hợp hơn.

- Đối với các hồ sơ có giá trị cho vay lớn, phải trình HĐQL Quỹ phê duyệt thì càng ẩn chứa rủi ro cao. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của HĐQL Quỹ khơng hiệu quả, các thành viên HĐQL khơng có nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ và phần lớn quyết định theo nội dung trình của cán bộ trực tiếp xử lý hồ sơ. Chính vì vậy, cấp phê duyệt của Quỹ cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu bằng cách đưa ra các điều kiện trước và sau khi giải ngân hợp lý, khả thi và hiệu quả.

Giai đoạn kiểm tra, giám sát sau cho vay: Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ

thuộc khơng ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay được đánh giá tốt nhất cũng cần thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo khoản vay đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay khơng xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với khoản vay.

Quỹ cần xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát sau cho vay với các bước được đề xuất như sau:

- CBTD lập kế hoạch kiểm tra, giám sát sau giải ngân, nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương thức và thời gian thực hiện. Kế hoạch này cần được sự phê duyệt của Lãnh đạo phòng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát: CBTD lập báo cáo về các nội dung kiểm tra đính kèm các tài liệu thu thập được để lưu hồ sơ.

- Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện các dấu hiệu rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD báo cáo Lãnh đạo phịng xem xét, trình Giám đốc Quỹ phương án xử lý.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, nếu

có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những khoản vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)