HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
2.2.2.1. Doanh số cho vay
Trong giai đoạn 2012 - 2016, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực hiện cho vay đối với 98 dự án đầu tư bảo vệ môi trường với số tiền phê duyệt cho vay là 923.790 triệu đồng, trong đó số vốn đã giải ngân là 744.655 triệu đồng và số tiền thu nợ gốc là 645.634 triệu đồng.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động cho vaygiai đoạn 2012-2016
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng
1 Số lượng dự án Dự án 22 17 13 21 25 98
2 Doanh số cho vay Tr.đ 175.680 155.500 114.000 237.900 240.710 923.790
3 Giải ngân Tr.đ 105.642 170.476 93.603 170.403 204.531 744.655
4 Thu gốc Tr.đ 64.263 99.630 169.857 151.765 160.119 645.634
2012 2013 2014 2015 20160 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 1 2 3 4 5 175,680 155,500 114,000 237,900 240,710 105,642 170,476 93,603 170,403 204,531 64,263 99,630 169,857 151,765 160,119
Doanh số cho vay Giải ngân Thu gốc Năm T ri ệ u đ ồ n g
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2012- 2016
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam)
Nhìn vào Biểu đồ kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2012 - 2016 của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam có thể thấy doanh số cho vay biến động theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014: Doanh số cho vay có xu hướng giảm. Cụ thể, doanh số cho vay giảm từ mức 175.680 triệu đồng năm 2012 xuống còn 155.500 triệu đồng năm 2013 (tương ứng với mức giảm 11,49%) và tiếp tục giảm xuống 114.000 triệu đồng năm 2014 (tương ứng với mức giảm 26,69%). Nguyên nhân dẫn đến giảm doanh số cho vay trong giai đoạn này do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
+ Nguyên nhân do khó khăn chung của nền kinh tế: Năm 2012 nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và với dự báo kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài những ảnh hưởng chung đó khi nền kinh tế đã mở cửa hội nhập. Sang năm 2013, nền kinh tế tiếp tục đối diện với các thách thức như tỷ lệ lạm phát cao, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dịng tín dụng trong nền kinh tế vẫn bị tắc nghẽn, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2014, nền kinh tế đã có những dấu hiệu khả quan hơn nhưng vẫn chưa thể kích thích các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực
mơi trường. Chính vì vậy, việc thu hút khách hàng vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Quỹ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Ngun nhân từ phía khách hàng vay vốn:
Khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ. Không thu xếp được bảo lãnh ngân hàng hoặc khơng có tài sản đảm
bảo cho khoản vay.
+ Nguyên nhân từ phía Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam: Doanh số cho vay của Quỹ giảm do các nguyên nhân:
Quỹ bị giới hạn về đối tượng và lĩnh vực cho vay. Giới hạn về nguồn vốn cho vay.
Yêu cầu về đảm bảo tiền vay: Quỹ hạn chế nhận tài sản thế chấp, phần lớn các dự án vay vốn phải có bảo lãnh của Bên thứ ba.
Ngồi ra, cịn một số ngun nhân khác như: Việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Quỹ chưa được quan tâm, cơng tác chăm sóc và phát triển khách hàng cịn hạn chế.
- Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016: Doanh số cho vay của Quỹ có xu hướng tăng. Doanh số cho vay tăng mạnh từ 114.000 triệu đồng năm 2014 lên 237.900 triệu đồng năm 2015 (tương ứng với mức tăng 108,68%) và tiếp tục tăng lên 240.710 triệu đồng năm 2016 (tương ứng với mức tăng 1,18%). Trong giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tếtăng, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Điều này tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư trong nước tăng trưởng.
Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động cho vay, năm 2014 Quỹ đã trình HĐQL giảm mức lãi suất cho vay từ 5,4%/năm xuống 3,6%/năm. Đồng thời, trong giai đoạn này Quỹ đã chú trọng nhiều hơn đến công tác phát triển khách hàng bằng một số biện pháp như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư bảo vệ môi trường vào năm 2014 nhằm giới thiệu về cơ chế cho vay của Quỹ và tiếp xúc với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin với các Sở ban ngành địa phương, các Ban quản lý khu kinh tế, Hiệp hội, làng nghề để nắm bắt nhu
cầu vay vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại các tỉnh/thành trên cả nước; Tiếp cận với các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương để chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường,... Kết quả của những công tác này đã giúp tăng lượng khách hàng đến giao dịch tại Quỹ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng chỉ tiêu doanh số cho vay của Quỹ.