Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Nghiên cứu này được sử dụng cả 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp, phương pháp định tính được thực hiện qua việc phỏng vấn các cá nhân tham gia chuỗi giá trị, các chuyên gia, lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo các đơn vị. Phương pháp định lượng được sử dụng qua việc phát phiếu thăm dò.

2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp nhân viên, các nhà lãnh đạo. Tác giả sẽ trình bày chi tiết việc tổ chức khảo sát và phỏng vấn ở phần

34

sau, những người được phỏng vấn là những người có trình độ hiểu biết tương đối cao và sẵn sàng hợp tác tốt, được sàng lọc từ các bộ phận nghiệp vụ.

2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp:

Là tài liệu tham khảo mà tác giả tổng hợp từ những kết quả nghiên cứu trong các sách, bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo dưới dạng văn bản của các tác giả khác.

Nguồn dữ liệu thứ cấp chính bao gồm các tài liệu chính thức như chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các bộ, ngành liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực và chiến lược phát triển Nhà trường. Những tài liệu này là cơ sở pháp lý giúp tác giả xây dựng các đề xuất kiến nghị, đề xuất đảm bảo phù hợp với chủ trương chung.

Số liệu sơ cấp tác giả thu thập từ những nghị quyết, báo cáo, thống kê của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Những tài liệu lưu trữ về nhân sự của Trường cũng là nguồn tài liệu phong phú. Tác giả cũng nghiên cứu các tài liệu về quản trị nguồn nhân lực để có cái nhìn bao quát hơn về các nhân tố tác động đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong Nhà trường.

2.3.Thành phần tham gia nghiên cứu

Thành phần tham gia trả lời khảo sát là 300 cán bộ, viên chức các đơn vị phòng ban, các đơn vị đào tạo thuộc Trường, được phân bố theo cơ cấu độ tuổi, trình độ phù hợp. Số cán bộ, viên chức có trình độ trên đại học là 160 người, chiếm tỷ lệ 53%; số cán bộ, viên chức trình độ đại học là 140 người, chiếm tỷ lệ 47%.

Biểu 2.1. Trình độ cán bộ viên chức tham gia đánh giá

35

Độ tuổi của các cán bộ, viên chức tham gia đánh giá chia làm 03 nhóm: Nhóm dưới 30 tuổi, nhóm từ 30 đến 40 tuổi và nhóm trên 40 tuổi.

Biểu 2.2. Cơ cấu số phiếu phát theo độ tuổi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Để các ý kiến đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, có chiều sâu, tác giả phân bố phiếu khảo sát theo Vị trí việc làm của những người tham gia đánh giá theo tỷ lệ: Cán bộ quản lý 27% (80 người), giảng viên 53% (160 người) và nhân viên các phòng ban chức năng 20% (60 người).

Biểu 2.3. Cơ cấu số phiếu theo vị trí việc làm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu, số lượng phiếu thu về 300 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Kết quả cao do tác giả trực tiếp trao phiếu cho từng cá nhân và đi thu lại trong

36

khoảng thời gian từ 01 đến 05 ngày. Hầu hết những cá nhân được hỏi đã trả lời hết các nội dung câu hỏi trong phiếu.

2.4.Phương pháp thu thập dữ liệu

Hình thức phổ biến để thu thập dữ liệu là thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định tính để tận dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để thu được những thông tin, dữ liệu cần thiết.

Để có thêm những dữ liệu thực tế phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã tích cực đi thực tế và thực hiện rất nhiều cuộc trao đổi, phỏng vấn không chính thức đối với các nhà lãnh đạo, các giảng viên có học hàm học vị cao trong Nhà trường.

Ngoài ra, tác giả cũng thu thập được một nguồn thông tin lớn thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo của các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội, Công đoàn Bộ Công Thương mà bản thân được trực tiếp tham dự.

2.5.Công cụ nghiên cứu được sử dụng

Tác giả đã tiến hành dùng phiếu khảo sát đối với cán bộ, viên chức tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó người được hỏi lựa chọn đánh giá theo thang likert 05 điểm, đồng thời đề xuất thêm các ý kiến có liên quan. Phiếu khảo sát có đầy đủ các thông tin về người tham gia đánh giá như độ tuổi, thâm niên, công tác, vị trí công tác, các câu hỏi liên quan nội dung và các yếu tố tác động đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong Nhà trường.

2.6.Xử lý dữ liệu và kết quả thống kê

Sau khi thu bảng câu hỏi, lập bảng cho các dữ liệu, tác giả tiến hành tóm tắt và xử lý những câu trả lời của những người tham gia.

Các dữ liệu về những đánh giá của đối tượng được hỏi ở các cấp độ được tác giả xem xét và đánh giá chéo qua các đối tượng khác nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan của các phiếu khảo sát.

Để dữ liệu khảo sát hàng loạt bằng bảng hỏi có giá trị và tin cậy, đối với mỗi câu hỏi trong bản hỏi, tác giả đã sử dụng thang Likert 5 điểm, bao gồm điểm đầu là rất tích cực và điểm cuối là rất tiêu cực.

37

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc trao đổi, phỏng vấn, phiếu khảo sát tác giả nhập vào phần mềm SPSS để xử lý và kết quả được sử dụng phục vụ cho luận văn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để đảm bảo tính khoa học của luận văn, quy trình nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng dựa trên học thuyết hai yếu tố của F. Herzberg. Từ đó tiến hành đánh giá các nội dung ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực Trường bằng phương pháp khảo sát; Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực Trường và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực Trường.

Các yếu tố được đề xuất phụ vụ khảo sát bao gồm các hoạt động: Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực; phân tích công viêc; công tác tuyển dụng; công tác đào tạo và phát triển đội ngũ; công tác đánh giá hiệu quả công việc; chế độ lương bổng và đãi ngộ; môi trường và điều kiện làm việc; khen thưởng, động viên; mối quan hệ đồng nghiệp và lòng trung thành của người lao động đối với Nhà trường.

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn bao gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thành phần tham gia nghiên cứu là cán bộ, viên chức Trường với các tiêu chí về giới tính, nhóm tuổi, đội tuổi phù hợp. Dữ liệu được thu thập qua hình thức phổ biến là thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu; mức điểm trong bảng hỏi sử dụng theo thang Likert 5 điểm và việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt độ tin cậy cao.

38

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.Giới thiệu về trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là một cơ sở đào tạo nghề mang tên Trường Huấn nghiệp Gò Vấp đã ra đời tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 11 năm 1956. Trong những tháng ngày mới khai sinh, Trường chỉ là một khu nhà 2 tầng hết sức khiêm tốn, các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam) đã mở khóa đào tạo nghề đầu tiên cho các thanh thiếu niên trong tỉnh Gia Định, với mục đích hết sức nhân văn là tạo cho các em hành trang nghề nghiệp để bước vào đời lập thân lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống tương lai, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Ngay sau khi thành lập, Trường Huấn nghiệp Gò Vấp bắt đầu đi vào hoạt động đào tạo các nghề cơ khí ô tô, điện kỹ nghệ, máy dụng cụ, nguội dụng cụ cho các trẻ mồ côi của cô nhi viện trong tỉnh Gia định và một số thanh thiếu niên tình nguyện học nghề.

39

Sau hơn mười năm hoạt động, đến năm 1968 Trường đổi tên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco và đến năm 1970 được mang tên Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco.

Hình 3.2. Trường Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco năm 1968

(Nguồn: tác giả thu thập)

Năm 1975 mở đầu một trang mới trong lịch sử phát triển của Nhà trường, gắn liền với trang sử hào hùng nhất của dân tộc khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Ngay sau ngày độc lập, ngày 19 tháng 12 năm 1975, Bộ Cơ khí Luyện kim và Điện tử đã tiếp quản Trườngtư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco tại số 12 đường Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh để thành lập một trường công lập với tên gọi Trường Công nhân Kỹ thuật IV. Đến tháng 2 năm 1994, Bộ Công nghiệp nặng quyết định hợp nhất Trường Công nhân Kỹ thuật IV và Trường Trung học Hóa chất II (Biên Hòa) thành Trường Trung cấp Công nghiệp IV trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng với mục tiêu đào tạo và đào tạo lại cán bộ Trung học kinh tế - kỹ thuật và công nhân kỹ thuật với các chuyên ngành chủ yếu: cơ khí, hóa chất, điện - điện tử.

Ngày 20 tháng 3 năm 1999, Trường được Chính phủ quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp IV trực thuộc Bộ Công nghiệp với mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật các ngành Cơ khí, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật môi trường, Tin học, Công nghệ hóa học,

40

Điện tử công nghiệp, Kế toán. Quy mô đào tạo khoảng 4.000 - 5.000 sinh viên. Với chiến lược phát triển về quy mô, ngành nghề đào tạo để tạo dựng tiềm lực tài chính, chỉ trong vòng 5 năm (1999-2004), quy mô học sinh, sinh viên Nhà trường đã tăng lên trên 20.000 sinh viên. Chất lượng đào tạo được nâng cao một bước, đặc biệt hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, trở thành mô hình được các trường của Bộ Công nghiệp và các trường bạn học tập. Thương hiệu Nhà trường về đào tạo nhân lực kỹ thuật được các doanh nghiệp phía Nam đánh giá cao.

Ngày 24/12/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 214/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp IV, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường.

Sau khi được nâng cấp thành trường đại học, Nhà trường đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô đào tạo nhờ làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, truyền thông tới các trường trung học phổ thông và xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ về cơ sở vật chất. Quy mô học sinh, sinh viên tăng lên nhanh chóng, từ 36.012 học sinh, sinh viên tăng lên đến gần 100.000 học sinh, sinh viên, đưa Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh trở thành một trong những trường đại học có quy mô lớn nhất cả nước.

41

Cùng với sự tăng trưởng quy mô là sự tăng trưởng về nguồn thu tài chính, giúp Nhà trường có nguồn đầu tư mở rộng địa điểm đào tạo tới các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi.

Hình 3.4. Cơ sở Thanh Hóa

(Nguồn: tác giả thu thập)

Hình 3.5. Phân hiệu Quảng Ngãi

(Nguồn: tác giả thu thập)

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng nhất và cùng

42

với đó là hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liến với thực tiễn. Với vị thế là trường đại học hàng đầu của Bộ Công Thương, Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2025 trở thành trường đại học trọng điểm của ngành công thương, nằm trong nhóm 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo định hướng ứng dụng - sáng tạo, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Với những nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược đó, từ năm 2012 đến nay, tập thể Nhà trường đã mạnh dạn đổi mới công tác quản trị đại học, kiện toàn bộ máy tổ chức, thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đầu tư thiết bị công nghệ cao phục vụ giảng dạy và học tập. Ngày 23/6/2015 Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 902/QĐ-TTg phê duyệt đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2017, với mục tiêu chung “Phát triển Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình của trường đại học hiện đại trên thế giới”.

Nhà trường đã xây dựng được 10 chương trình đào tạo thạc sĩ, 42 chương trình đại học (trong đó có 10 chương trình đào tạo chất lượng cao), 29 chương trình cao đẳng chuyên nghiệp theo chuẩn CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành) và 37 chương trình hệ cao đẳng nghề theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

Song song đó, từ tháng 01/2016, Nhà trường triển khai tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học, gồm:

+ Bộ tiêu chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology- tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ) cho 6 ngành thuộc Khoa Cơ khí, Khoa Công nghệ Thông tin, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm.

+ Bộ chương trình theo chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) cho 9 ngành thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa

43

Công nghệ Hóa học, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Quản trị Kinh doanh.

Hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh với chủ trương: nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phải gắn liền với thực tiễn, mang lại hiệu quả cả về xã hội và kinh tế cho Nhà trường.

Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Nhà trường đã vinh dự và tự hào được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 1995); Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 2011); Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 2005), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011), Huân chương Độc lập Hạng Ba, Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2016) và nhiều Bằng khen của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhiều tập thể và cá nhân của Trường được trao tặng các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước vì những cống hiến cho sự phát triển Nhà trường nói riêng và cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát huy những thành quả đạt được, tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường quyết tâm phấn đấu với phương châm “Đổi mới, nâng tầm cao mới - Năng động, hội nhập toàn cầu”, sẵn sàng vượt qua thử thách để tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1. Thống kê quy mô đào tạo giai đoạn 2016- 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)