Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn quyết định đối với các cơ sở giáo dục đại học triển khai theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, với mục tiêu “Tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện những giải pháp mạnh mẽ, làm thay đổi một bước về chất lượng giáo dục đại học như đổi mới cơ chế tuyển sinh, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, thí điểm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho một số trường đại học có tiềm lực mạnh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017, bắt đầu thực hiện từ năm học 2015-2016.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo Nhà trường đã nắm bắt thời cơ, xác định Tầm nhìn - Sứ mạng - Mục tiêu từ 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 với phương châm: “Đổi mới, nâng tầm cao mới - Năng động, hội nhập toàn cầu”. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo với những nội dung sau:
Một là, hoàn hiện cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà trường theo mô hình đa phân hiệu,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phát huy hiệu quả các phân hiệu; ổn định cơ cấu tổ chức Phân hiệu Quảng Ngãi, đưa Phân hiệu đi vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh và vùng duyên hải Nam
78
Trung Bộ, Tây Nguyên; nâng cấp Cơ sở Thanh Hóa thành phân hiệu của Trường phục vụ đào tạo nhân lực cho tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
Hai là, Tiếp tục bố trí, sắp xếp đội ngũ nhân sự phù hợp với vị trí việc làm trong
đơn vị.
Ba là, xây dựng đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, đủ về
lượng so với quy mô từng ngành đào tạo (theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), phấn đấu đến năm 2020 đạt tỉ lệ 21% giảng viên có trình độ tiến sĩ, có 25% giảng viên dạy được chuyên môn bằng tiếng Anh, 100% giảng viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 100% giảng viên trong độ tuổi quy định đạt ngoại ngữ TOEIC từ 600 điểm trở lên.
Bốn là, xây dựng chính sách thu hút cán bộ, giảng viên trình độ cao về trường
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ tiến sĩ được đào tạo tại các trường có uy tín trong và ngoài nước; qui trình tuyển dụng thực hiện theo hướng mở, linh hoạt nhưng đảm bảo các qui định hiện hành.
Năm là, xây dựng các tiêu chí đánh giá viên chức căn cứ vào trình độ, năng lực
và hiệu quả hoàn thành công việc.
Sáu là, nâng cao điều kiện làm việc, học tập; bổ sung, nâng cấp trang thiết bị
thực hành đối với các ngành kỹ thuật – công nghệ, chú trọng đến các thiết bị công nghệ cao, hiện đại để đảm bảo cho quá trình đào tạo không lạc hậu so với thực tiễn. Đầu tư trung tâm phân tích chất lượng cao, các phòng thí nghiệm trọng điểm của các ngành đào tạo. Đẩy mạnh công tác hoàn thiện hồ sơ dự án xây dựng cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Quận 12, đây là điều kiện quan trọng để phát triển cơ sở vật chất Nhà trường sánh ngang các trường đại học tiên tiến trong khu vực. Nhà trường sẽ xây dựng mô hình trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2020, dự án hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng một số hạng mục của dự án (giảng đường, xưởng thực hành, thí nghiệm…) đưa vào sử dụng.
79