Xác định rõ tầm quan trọng của đội ngũ thực thi công tác quản lý và giảng dạy; nhằm đạt được mục tiêu phát triển Nhà trường giai đoạn 2016-2020, công tác đào tạo nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Cán bộ quản lý, giảng viên được xác định là lực lượng chính
51
trong Nhà trường, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong 03 năm qua, Nhà trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ trưởng phó đơn vị và trưởng bộ môn. Hiện tại gần một trăm phần trăm cán bộ đã được trang bị kiến thức về quản lý. Trên cơ sở đó chất lượng tham mưu, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình kế hoạch phát triển giáo dục đại học, phát triển Nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Đối với đội ngũ trực tiếp giảng dạy, Nhà trường khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ ngoại ngữ yêu cầu giảng viên phải thực hiện theo một lộ trình cụ thể. Trên cơ sở đó, hầu hết giảng viên đã tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Nội dung đào tạo: trong công việc, ngoài công việc
- Đào tạo trong công việc:
Trưởng các bộ phận hoặc cán bộ có chuyên môn tốt sẽ trực tiếp chỉ dẫn công việc cho nhân viên mới bằng cách giới thiệu về vị trí, công việc nhân viên sẽ đảm nhận. Sau đó sẽ chỉ dẫn từng công việc, các bước thực hiện, các nhiệm vụ để nhân viên có thể hiểu rõ và đáp ứng được nhu cầu công việc.
Đối với nhân sự có nguyện vọng học tiếp, hoặc giảng viên trẻ có trình độ chuyên môn cao sẽ được nhà trường xem xét cử đi học các khóa học về chuyên môn nâng cao theo đề xuất của từng đơn vị.
- Đào tạo ngoài công việc:
Các cán bộ, giảng viên được Nhà trường hỗ trợ một phần và toàn phần kinh phí khi tham gia các khóa đào tạo như: Trung cấp chính trị, các lớp học nghiệp vụ, hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn.
Hình thức đào tạo
- Đào tạo tại trường: Nguồn nhân lực của Nhà Trường trực tiếp tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng, công việc. Hiện nay trường đào tạo 05 ngành Tiến sĩ và 13 ngành Thạc sĩ, mở các lớp trung cấp chính trị, toeic, nghiệp vụ sư phạm,.. để phục vụ cho học tập và nâng
52
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên, nhân viên.
- Đào tạo ngoài trường: Các nhân sự sẽ tự đăng ký tham gia những chương trình được Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ tổ chức theo kế hoạch của cấp Bộ, ngành, hoặc tự tìm các nguồn học bổng ở nước ngoài. Nhà trường cử cán bộ, giảng viên tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước theo kế hoạch chung hàng năm đã được duyệt. Nhiều giảng viên được cử theo học chương trình nghiên cứu sinh tại các trường có hoạt động liên kết với Nhà trường như: Đại học Nghị Lan (Đài Loan), Đại học Liege (Bỉ), Đại học Soongsil (Hàn Quốc), Đại học Đông Hoa (Đài Loan)…
Kinh phí đào tạo
Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính. Nếu không có nguồn lực tài chính dồi dào chắc chắn không thể đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cũng như không thể thu hút được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ. Từ năm 2016 đến 2018, Nhà trường đã chi hơn 50 tỷ đồng phục vụ công tác đào tạo, phát triển (năm 2016: 11.374.000.000đ; năm 2017: 17.600.000.000đ và năm 2018 là 23.800.000.000đ).
Hàng năm cán bộ giảng viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và được trường động viên giúp đỡ bằng nhiều hình thức cả về vật chất, tinh thần. Đồng thời, liên tục cử cán bộ giảng viên đi học tập tại nước ngoài theo các chương trình đào tạo, các đề tài nghiên cứu cấp Bộ… đây là những yếu tố động lực giúp cho cán bộ, giảng viên có nhiều cơ hội tiếp cận với các quốc gia phát triển để có thể học tập, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại trong quá trình lên lớp.
Kết quả về đào tạo cán bộ, giảng viên
Trong những năm vừa qua trường đã tích cực cử đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuẩn hoá cán bộ viên chức, giảng viên để đạt được kết quả như hiện nay. Nhờ những chủ trương, chính sách hợp lý, đến nay chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2017, toàn Trường có 196 Tiến sĩ, đến năm 2018 số lượng Tiến sĩ 214 người, đạt tỉ lệ 20,43%/ tổng số giảng viên.
Ngoài chế độ chính sách động viên đúng mực với cán bộ viên chức, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ như: nâng lương trước thời hạn, giảm khối lượng giảng dạy, tính giờ nghiên cứu khoa học,... đã động viên được cán bộ viên chức giảng
53
viên tham gia học tập tích cực. Nhà trường luôn có những khuyến khích động viên đối với các cán bộ viên chức học tập và nâng cao trình độ.
Đối với các nghiên cứu sinh học tiến sĩ được nhà trường hỗ trợ hoàn toàn học phí trong 4 năm học, giảm 150 tiết dạy/năm học, sau khi bảo vệ và được nhận bằng sẽ được thưởng 50.000.000đ. Hiện nay số giảng viên đang học nghiên cứu sinh là 164 người. Trong đó,nghiên cứu sinh trong nước 121 người, nước ngoài 43 người, sẽ là nguồn bổ sung đáng kể cho nguồn lực giảng viên có trình độ cao trong những năm tới.
Hiện nay, toàn Trường có 980/1.047 giảng viên (đạt tỉ lệ 94%) hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên. Bên cạnh đó, Trường cũng mở nhiều lớp luyện thi toeic miễn phí cho giảng viên, kết quả đến nay đã có trên 80% giảng viên đạt trình độ toeic 600.
Bảng 3.2. Thống kê số lượt đào tạo bồi dưỡng từ năm 2016-2018
Năm Nghiên cứu
sinh Nghiệp vụ sư phạm Trung cấp chính trị Bồi dưỡng công tác quản lý Anh văn (Toeic 2016 145 719 126 172 415 2017 162 946 198 180 629 2018 164 980 275 157 854 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)
Đánh giá về mức độ, hiệu quả của công tác đào tạo phát triển, mức đánh giá về người lao động được tham gia các chương trình đào tạo hàng năm theo yêu cầu công việc từ tốt trở lên đạt 70%, chương trình đào tạo phù hợp với công việc 95%, cơ hội phát triển cá nhân 88%, đào tạo phát triển đội ngũ kế thừa 96%.
Đây là tiêu chí đạt mức đánh giá cao nhất đồng thời cho thấy công tác đào tạo phát triển trong Nhà trường thời gian qua thường xuyên được Nhà trường quan tâm và
54
triển khai đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn, mang lại sự hài lòng cao đối với cán bộ, viên chức.
Biểu 3.5. Mức độ đánh giá công tác đào tạo, phát triển
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bên cạnh đó, 10% cán bộ viên chức đánh giá chương trình đào tạo hằng năm không tốt và 8% đánh giá cơ hội phát triển cá nhân không đạt yêu cầu. Thực tế cho thấy công tác đào tạo, phát triển của Trường vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của cán bộ viên chức và các đơn vị, chưa thuận lợi cho cán bộ viên chức, giảng viên trong việc học tập nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các cơ hội học tập khác để chứng tỏ năng lực của bản thân.