Tình hình lương bổng, các chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 79)

Tiền lương

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập nên tiền lương được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hiện tại mức lương của các cán bộ, viên chức, người lao động Trường được phân bổ như sau:

-Đối với cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy: Hệ số lương + phụ cấp chức vụ x Lương tối thiểu x 125% + Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp thâm niên.

58

cấp chức vụ x Lương tối thiểu x 145% + Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp thâm niên.

-Đối với cán bộ, nhân viên hành chính không tham gia giảng dạy: Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ x Lương tối thiểu + Phụ cấp trách nhiệm.

-Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác y tế trong trường học: Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ x Lương tối thiểu x 115% + Phụ cấp trách nhiệm (Sử dụng từ Quỹ Bảo hiểm y tế).

-Đối với giảng viên, nhân viên thử việc: Được hưởng 85% lương và phụ cấp thu nhập tăng thêm.

-Cán bộ, nhân viên khối hành chính, do nhu cầu công việc đột xuất, hoặc thời vụ có thể làm thêm ngoài giờ hành chính (ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, ban đêm và ngày lễ trong năm).

Thu nhập tăng thêm

Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc hàng tháng, Nhà trường quyết định việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức thuộc Trường trên tinh thần phù hợp với năng lực, sự cống hiến và đời sống của người lao động.

- Phân loại mức độ được hưởng: Thu nhập tăng thêm phân thành 04 mức: + Loại A: được hưởng 100% tiền thu nhập tăng thêm.

+ Loại B: được hưởng 80% tiền thu nhập tăng thêm. + Loại C: được hưởng 50% tiền thu nhập tăng thêm. + Loại D: không được hưởng tiền thu nhập tăng thêm.

Kết quả xếp loại A, B, C, D hàng tháng do các đơn vị thực hiện và Hội đồng xét thu nhập tăng thêm xét duyệt, sau đó Phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tổng hợp kết quả trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Mức thu nhập tăng thêm được tính dựa trên hệ số lương của từng cá nhân cộng với hệ số chức vụ. Hiện tại mức được hưởng cao nhất là 10.800.000 đồng và mức thấp nhất là 6.900.000 đồng.

-Quy trình xét thu nhập tăng thêm hàng tháng được thực hiện như sau:

 Bước 1: Hàng tháng, trưởng đơn vị căn cứ theo tiêu chuẩn đã quy định để xếp loại thi đua theo A, B, C, D cho cán bộ viên chức thuộc đơn vị quản lý. Riêng trưởng

59

 Bước 2: Trưởng đơn vị sẽ họp toàn thể lãnh đạo đơn vị và tổ trưởng công đoàn, trưởng bộ môn để xét duyệt, xếp loại.

 Bước 3: Thông báo công khai kết quả xếp loại tại đơn vị.

 Bước 4: Trước ngày 10 hàng tháng các đơn vị nộp bảng xếp loại về Phòng Tổ chức - Hành chính để tổng hợp trình Hội đồng xét thu nhập tăng thêm Trường.

 Bước 5: Hội đồng xét thu nhập tăng thêm sẽ họp và ra thông báo về kết quả xét thu nhập tăng thêm của tháng, căn cứ vào kết quả đánh giá, Phòng Tổ chức - Hành chính sẽ chuyển dữ liệu sang cho Phòng Tài chính - Kế toán làm danh sách trả thu nhập tăng thêm của tháng đó cho cán bộ, viên chức.

Bảng 3.3. Mức thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức Trường

Nhóm Hệ số lương

Mức

thu nhập tăng thêm

(Đơn vị tính: VN đồng) 1 1.00 - 1.51 6.900.000 2 1.52 - 2.26 7.500.000 3 2.27 - 2.66 8.300.000 4 2.67 - 3.30 8.700.000 5 3.31 - 3.98 9.100.000 6 3.99 - 4.80 9.700.000 7 4.81 - 5.70 10.400.000 8 5.71 trở lên 10.800.000 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)Các khoản phụ cấp

- Phụ cấp chức vụ:Phụ cấp chức vụ được Nhà trường chi trả đối với viên chức quản lý (một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, nhưng chỉ được hưởng một chế độ phụ cấp có hệ số cao nhất).

60

Bảng 3.4. Mức phụ cấp đối với cán bộ quản lý

TT Tên chức vụ Tiền phụ cấp

1 Hiệu trưởng 18.000.000 đồng

2 Phó Hiệu trưởng, kế toán trưởng 15.000.000 đồng

3 Bí thư Đảng bộ Trường 15.000.000 đồng

4 Trưởng phòng, khoa, viện… cơ sở chính 12.000.000 đồng 5 Phó giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản 12.000.000 đồng 6 Giám đốc Phân hiệu, Trưởng cơ sở 12.000.000 đồng x 80% 7 Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Trường 10.000.000 đồng 8 Phó Giám đốc phân hiệu, phó trưởng cơ sở 8.000.000 đồng x 80% 9 Tổ trưởng thuộc Trường 7.000.000 đồng 10 Trưởng Phòng, Khoa thuộc phân hiệu, cơ sở 7.000.000 đồng x 80% 11 Phó Phòng, Khoa thuộc phân hiệu, cơ sở 5.000.000 đồng x 80% 13 Phó Chủ tịch Hội sinh viên là giảng viên 1.500.000 đồng 15 Bí thư Đoàn các phân hiệu, cơ sở 4.000.000 đồng 16 Trưởng bộ môn (khối đào tạo) 4.000.000 đồng 17 Chủ nhiệm câu lạc bộ nghiên cứu, khởi nghiệp 4.000.000 đồng 18 Trưởng nhóm Nghiên cứu thuộc Trường 4.000.000 đồng

19 Thủ quỹ cơ sở chính 4.000.000 đồng

20 Tổ trưởng (khối hành chính) 3.000.000 đồng

21 Bí thư chi bộ 3.000.000 đồng

22 Ủy viên thường vụ Công đoàn Trường 3.000.000 đồng 23 Phó Bộ môn (khối đào tạo) 2.000.000 đồng 24 Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trường 2.000.000 đồng 26 Phó Bí thư Đoàn Trường 3.000.000 đồng 28 Phó Bí thư Đoàn phân hiệu, cơ sở 500.000 đồng 30 Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn phân hiệu, cơ sở 100.000 đồng 31 Bí thư Đoàn khoa thuộc cơ sở chính 500.000 đồng

61

- Phụ cấp cho cán bộ, viên chức có học hàm, học vị: Cán bộ, viên chức có học hàm, học vị Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ mỗi năm phải có ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Trường, hoặc chủ trì thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, hoặc chủ biên 01 giáo trình do Nhà xuất bản của Trường phát hành (Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì phải hoàn trả tiền phụ cấp cho Nhà trường). Phụ cấp như sau:

Bảng 3.5. Mức phụ cấp học hàm, học vị TT Học hàm, học vị Mức tiền được hưởng/tháng 1 Giáo sư 7.000.000 2 Phó Giáo sư 5.000.000 3 Tiến sĩ 4.000.000 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

- Phụ cấp độc hại cho cán bộ, giảng viên:

Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 14/12/2004 của Bộ Nội vụ, giảng viên thuộc các đơn vị: Khoa Công nghệ Hóa học, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường làm việc trong phòng thí nghiệm, tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại được phụ cấp hàng tháng.

Bảng 3.6. Mức phụ cấp độc hại

TT Thời gian làm việc Mức tiền hưởng / tháng

1 5 - 10 buổi/tháng 50.000 2 11 - 20 buổi/tháng 100.000 3 21 - 30 buổi/tháng 150.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Các khoản thưởng

Ngoài các khoản phụ cấp, cán bộ viên chức Trường còn được hưởng các khoản thưởng vào các ngày lễ, tết, ngày của ngành, ngày của giới và thưởng cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác, cụ thể như sau:

62

- Thưởng vào các ngày lễ

Bảng 3.7: Mức tiền thưởng hàng năm

TT Tên ngày lễ, sự kiện Mức tiền hưởng

(VN đồng)

1 Tết Dương lịch 1.000.000

2 Ngày giải phóng miền Nam 1.000.000

3 Quốc khánh 2/9, 1.000.000

4 Ngày thành lập trường 1.000.000

5 Ngày Nhà giáo Việt Nam 1.000.000

6 Ngày giỗ Tổ 1.000.000

7 Tết Âm lịch 01 tháng lương

8 Ngày Thầy thuốc Việt Nam 300.000

9 Ngày Quốc tế Phụ nữ 300.000

10 Ngày Thương binh liệt sĩ 500.000 11 Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 300.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Mức thưởng Tết Nguyên đán cho mỗi cán bộ, viên chức: Bằng tổng bình quân 01 tháng lương với thu nhập tăng thêm và các khoản phụ cấp khác trong năm tài chính. Thưởng Tết Nguyên đán chỉ dành cho cán bộ, viên chức làm việc hợp đồng từ một năm trở lên; không thưởng cho cán bộ, viên chức vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên, cán bộ, viên chức xin thôi việc, bỏ việc, hoặc chuyển công tác đi cơ quan khác mà thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm dương lịch.

Đối với cán bộ, viên chức hợp đồng mới tuyển làm việc chưa đủ 12 tháng, mức thưởng Tết bằng tổng bình quân lương, thu nhập tăng thêm và các khoản phụ cấp chia cho 12 và nhân với số tháng làm việc.

Các trường hợp vì lý do đặc biệt nghỉ không lương, số tiền thưởng Tết được tính theo số tháng tham gia công tác tại Trường. Ngoài ra, căn cứ tình hình thu - chi cuối năm tài chính, Nhà trường có thể thưởng bổ sung cho cán bộ, viên chức (ngoài lương

63

tháng 13) vào dịp tết Nguyên đán. Mức thưởng do Ban Giám hiệu quyết định và chỉ thưởng cho cán bộ, viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Biểu 3.9. Mức đánh giá về chính sách lương bổng, đãi ngộ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo kết quả khảo sát cán bộ, viên chức Trường, 56% đánh giá mức thu nhập tốt, 19% đánh giá rất tốt và 25% đánh giá mức bình thường. Không có ý kiến đánh giá mức không tốt hoặc rất không tốt. Khi hỏi về mức tương xứng giữa thu nhập với mức độ đóng góp có 75% đánh giá tốt, 3% rất tốt, 18% bình thường và chỉ có 3% đánh giá là không tốt . Đối với câu hỏi về sự công bằng trong trả lương có 54% ý kiến từ tốt trở lên, 36% bình thường và 10% không tốt. Về chính sách lương, thưởng rõ ràng, công khai 93% đánh giá tốt trở lên và 7% đánh giá mức bình thường.

Qua số liệu khảo sát và thực tế vận hành, chính sách lương, thu nhập tăng thêm và các khoản thưởng, phục cấp của Nhà trường so với mặt bằng chung các trường đại học công lập trong nước là tương đối cao; cách thức tính thu nhập tăng thêm và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, viên chức tại cơ sở chính, Phân hiệu Quảng Ngãi, Cơ sơ Thanh Hóa được phân chia theo tỉ lệ rất hợp lý, phù hợp với mức sống của từng vùng, sự đóng góp của từng đơn vị.

64

3.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực

3.3.7.1. Môi trường và điều kiện làm việc

Công tác đầu tư về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức được Nhà trường thường xuyên đầu tư. Môi trường làm việc tiện nghi, chuyên nghiệp, đầy đủ. Các phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị máy móc hiện đại, chất lượng.

Biểu 3.10. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Từ năm 2016 đến 2018 Nhà trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo nâng cấp toàn bộ các phòng học lý thuyết, thực hành, phòng làm việc của các đơn vị, hệ thống thang máy, thư viện trong Nhà trường với tổng số tiền gần 350 tỷ đồng. Hiện tại tất cả các phòng học, phòng làm việc đều được gắn máy lạnh, đảm bảo thoáng mát; trang thiết bị phục vụ công việc được trang bị đầy đủ, hiện đại, wifi phủ sóng toàn trường tạo thuận lợi cho việc học tập, công tác và nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ, viên chức Trường.

Để tạo môi trường làm việc sạch đẹp, chuyên nghiệp, năm 2017 và 2018, Nhà trường đã cử cán bộ, viên chức Trường sang Nhật Bản học tập mô hình 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) để áp dụng vào hoạt động chung của Nhà trường.

 Ý nghĩa của 5S được hiểu như sau:

65

quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi làm việc. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. “Sàng lọc” thường được tiến hành theo tần suất định kì.

Hình 3.7. Các tiêu chí đánh giá của mô hình 5S

(Nguồn: Tác giả thu thập)

Sắp xếp (SEITON): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của “Sắp xếp” là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. “Sắp xếp” là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. “Sạch sẽ” cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

SEIKETSU (săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (seri, seiton và seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. “Săn sóc” là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBVC trong một tổ chức được rèn dũa và phát triển.

66

SHITSUKE (sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. “Sẵn sàng” được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của tổ chức cao hơn.

Hiện tại 100% các đơn vị trong Nhà trường đã áp dụng và thực hiện tốt các tiêu chí của mô hình 5S. Việc thực hiện 5S đã trở thành thói quen và trở thành nếp văn hóa của Trường và thông qua đó, tất cả các khu vực trong khuôn viên trường luôn đảm bảo an toàn, sạch sẽ và ngăn nắp.

Biểu 3.11. Mức độ đánh giá về môi trường và điều kiện làm việc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Việc đầu tư nâng cấp mội trường, điều kiện làm việc giúp chất lượng công tác của cán bộ, viên chức và việc học tập của sinh viên ngày càng tốt hơn; trang thiết bị đầy đủ, hiện đại góp phần giảm bớt áp lực công việc. Mức độ đánh giá của cán bộ, viên chức Trường qua khảo sát đối với các tiêu chí về môi trường, điều kiện tương đối tốt; mức trung bình của nhóm từ tốt trở lên đạt gần 70%.

3.3.7.2. Khen thưởng, động viên

Xác định vai trò cực kỳ quan trọng của công tác khen thưởng, động viên trong quản trị nhân sự của tổ chức, ban lãnh đạo Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp

67

khen thưởng, động viên bằng cả vật chất (mức thưởng bằng tiền mặt) và tinh thần (vinh danh trong các ngày lễ, các sự kiện lớn của Nhà trường) giúp đội ngũ cán bộ, viên chức cảm nhận được vai trò của mình và gắn kết hơn với tổ chức.

Bảng 3.8. Mức khen thưởng tập thể, cá nhân

TT Thành tích Mức tiền

thưởng/người

1 Đạt thành tích đặc biệt xuất sắc 2.000.000 - 10.000.000

2 Bằng khen tập thể cấp bộ 100.000

3 Đạt danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân 2.000.000 4 Được bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư 3.000.000

5 Chiến sĩ thi đua cấp bộ 2.000.000

6 Chiến sĩ thi đua cấp Trường 1.000.000 7 Bằng khen cấp Bộ và tương đương 1.000.000 8 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ 3.000.000

9 Kỷ niệm chương 1.000.000

10 Huân chương (các loại) cho các cá nhân 4.000.000-5.000.000 11 Huân chương (các loại) cho tập thể 200.000 - 500.000 12 Hoàn thành luận án tiến sĩ đúng thời hạn 50.000.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Khi đánh giá về công tác khen thưởng, động viên của Nhà trường, tỷ lệ hài lòng đạt mức khá cao, cụ thể: chính sách khen thưởng, rõ ràng có 72% đánh giá tốt, 16% rất tốt; xét thưởng công bằng có 70% tốt, 16% rất tốt; thành tích được cấp trên ghi nhận kịp thời có 74% tốt, 6% rất tốt; mức thưởng tương xứng với sáng kiến có 68% tốt và 12% đánh giá rất tốt. Mức đánh giá tiêu cực của nhóm chiếm tỷ lệ rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)