Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

Hằng năm căn cứ vào tình hình tuyển sinh, Nhà trường sẽ có kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra các hoạt động tuyển dụng còn được thực hiện khi có sự thiếu hụt nhân sự tại các đơn vị do các cá nhân thay đổi vị trí công tác khác, xin nghỉ việc, về hưu theo quy định, hoặc có những chính sách, quyết định dẫn đến việc thay đổi nhân lực trong tổ chức. Từ năm 2016 đến 2018, Nhà trường đã tuyển 130 vị trí việc làm trong đó có cả tuyển mới và tuyển bổ sung thay thế.

55

yêu cầu về số lượng, trình độ, kỹ năng, phẩm chất cho người được tuyển dụng và gửi phiếu yêu cầu tuyển dụng cho phòng tổ chức hành chính Nhà trường.

Biểu 3.6. Tình hình tuyển dụng của Trường từ năm 2016-2018

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Phòng tổ chức hành chính xem xét, kiểm tra lại tiêu chuẩn, số lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất một cách hợp lý và tổng hợp tất cả yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị, đồng thời kèm theo bảng tổng hợp tình hình nhân sự toàn trường gửi trình Ban giám hiệu xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Sau đó, Ban Giám hiệu, phòng tổ chức hành chính, lãnh đạo đơn vị có nhu cầu tuyển dụng sẽ cùng họp và thống nhất nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị.

Biểu 3.7. Mức độ đánh giá công tác tuyển dụng trong Nhà trường

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Công tác tuyển dụng nhân sự khi khảo sát bao gồm 3 câu hỏi, trong đó kết quả tuyển dụng công khai minh bạch có mức tốt trở lên đạt 80%, rất tốt 10%; công tác tuyển dụng của Trường và đơn vị có kế hoạch cụ thể và được thông báo rộng rãi mức

56

tốt 78%, rất tốt 10%; các vị trí chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng đạt 66%, rất tốt 6%. Nhìn chung qua kết quả khảo sát, công tác tuyển dụng nhân sự trong Nhà trường đảm bảo tính khách quan, đúng quy định của pháp luật. Các vị trí được tuyển dụng tương đối phù hợp với chức danh tiêu chuẩn và vị trí công việc cần được bổ sung.

3.3.5. Đánh giá hiệu quả công việc

Công tác đánh giá hiệu quả công việc của Nhà trường dựa trên tiêu chuẩn, quy định đối với từng chức danh công việc cụ thể, được tiến hành thường xuyên hàng tháng và hàng năm.

Đối với Công tác đánh giá hiệu quả công việc hàng năm đối với các đơn vị và cá nhân được thực hiện theo Quyết định số 1831/QĐ-ĐHCN ngày 11/04/2017 của Nhà trường, được thực hiện vào cuối mỗi năm, với các nội dung như sau:

 Các mức độ đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

 Tiêu chí đánh giá: Nhà trường đã quy định cụ thể về về tiêu chí đánh giá tập thể, viên chức giữ vai trò quản lý, viên chức là giảng viên, nhân viên trong Quyết định 1831/QĐ-ĐHCN theo đúng Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

 Các bước thực hiện việc đánh giá: căn cứ vào Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và đã được Nhà trường ban hành văn bản cụ thể hóa giúp việc triển khai thực hiện được thuận lợi.

Công tác khảo sát đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện thông qua câu hỏi đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng, cụ thể; sự tin tưởng và xem trọng vai trò cá nhân của cấp trên đối với cấp dưới; kết quả công việc được đánh giá đầy đủ, công bằng.

Nhìn chung, phần lớn cán bộ, viên chức được khảo sát đánh giá hiệu quả công việc của Trường đạt yêu cầu, trong đó mức đánh giá từ tốt trở lên đạt tỷ lệ cao, cụ thể là về sự rõ ràng, cụ thể của các tiêu chí đánh giá có mức từ tốt trở lên đạt 80%; sự tin

57

tưởng và xem trọng vai trò cá nhân của cấp trên đối với cấp dưới đạt 66% và kết quả công việc được đánh giá đầy đủ, công bằng đạt 70%.

Kết quả đánh giá hiệu quả công việc tốt trong thời gian qua đã góp phần tạo sự công bằng, dân chủ và khách quan đối với mỗi cán bộ viên chức. Thông qua đó giúp Nhà trường biết rõ hơn về năng lực giảng dạy, làm việc của mỗi cán bộ viên chức.

Biểu 3.8. Mức độ khảo sát đánh giá hiệu quả công việc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Tuy nhiên, vẫn còn 5% cán bộ viên chức được khảo sát cho rằng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc hiện tại không tốt; 6% cho rằng cấp trên chưa tin tưởng và xem trọng vai trò của cấp dưới và 8% cho rằng kết quả công việc được đánh giá đầy đủ, công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)