Có nhiều tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ NH, trong đó nổi bật là hai loại tiêu chí: tiêu chí đặc tính và tiêu chí định lượng
1.3.2.1. Các tiêu chí định tính
Sự nhanh chóng và thuận tiện
Sự nhanh chóng và thuận tiện là một tiêu chí định tính rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ.
Sự nhanh chóng trong hoạt động thẻ được thể hiện dựa trên thời gian cần thiết hoàn thành một giao dịch phát hành và thanh toán. Thời gian giao dịch càng ngắn chứng tỏ công nghệ của ngân hàng cũng như trình độ của nhân viên ngân hàng càng cao. Điều này, chứng tỏ hoạt động thẻ của NH phát triển hơn so với các NH khác.
Sự thuận tiện trong hoạt động thẻ được đánh giá dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng đúng thời gian và hạn định như đã được cam kết. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ. Để làm được điều này này đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, không ngừng mở rộng mạng lưới các ĐVCNT (POS), mạng lưới ATM để cung cấp cho khách hàng sự thuận tiện khi khách hàng muốn giao dịch.
Sự an toàn và đáng tin cậy
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ là dịch vụ chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, cho tất cả các bên tham gia vào quá trình giao dịch. Vì vậy, tính an toàn là mối quan tâm hàng đầu đối với khách hàng. NH phải tạo được niềm tin cho khách hàng, phải cho khách hàng thấy được sự an toàn thì khách hàng mới tiếp tục sử dụng được dịch vụ của NH. Dịch vụ thẻ có an toàn và tin cậy hay không thể hiện ở các yếu tố: tính bảo mật thông tin khách hàng, an toàn trong sử dụng thẻ (đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế). Giao dịch của khách hàng có được thực hiện, xử lý chính
xác hay không, có sai sót nào xảy ra hay không điều đều có thể ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng đối với NH. Từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của NH trong tương lai. Các NH phải liên tục tăng cường các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng hệ thống thông tin, xử lý của mình không dễ dàng bị lợi dụng.
Sự gia tăng tính năng, tiện ích của thẻ
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ. Thẻ của NH càng có nhiều tính năng, tiện ích thỏa mãn được càng nhiều nhu cầu của khách hàng thì thẻ của NH đó sẽ càng được khách hàng ưa chuộng, từ đó sẽ thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển. Việc đưa ra được các sản phẩm thẻ có tính năng, tiện ích vượt trội hơn so với các NH khác sẽ làm tăng doanh số giao dịch, doanh số phát hành nhờ những tính năng tiện ích đó đồng thời làm tăng thị phần thẻ cho các NH. Điều này, đòi hỏi các chuyên gia phát triển sản phẩm của NH phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tiềm lực về công nghệ để hoàn thiện về mẫu mã, tính năng sản phẩm của mình, đồng thời nghiên cứu tính năng tiện ích của đối thủ cạnh tranh…
1.3.2.2. Các tiêu chí định lượng
Về các tiêu chí về định lượng, khi đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ người ta thường dựa vào sáu tiêu chí đó là:
Sự đa dạng về sản phẩm thẻ
Số lượng sản phẩm thẻ của NH ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NH đó càng ngày càng phát triển. Điều này thể hiện qua công thức:
SLn – SLn-1
S1 = x 100 SLn-1
Trong đó:
S1 : Tốc độ tăng trưởng số lượng sản phẩm thẻ SLn : Số lượng sản phẩm thẻ năm n
SLn-1 : Số lượng sản phẩm thẻ năm (n-1)
Sự thay đổi của S1 phản ánh xu hướng phát triển của hoạt động thẻ. Khi S1
Do yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, vì vậy đòi hỏi dịch vụ thẻ của NH cũng ngày càng phải đa dạng, phong phú. Khi cho ra đời một dịch vụ thẻ mới đòi hỏi các NH phải nghiên cứu kỹ các yếu tố như: tính năng, công dụng, công nghệ sử dụng, chi phí đầu vào, đối tượng khách hàng muốn hướng tới. Mỗi một khách hàng ở độ tuổi nhất định, có thu nhập ở một mức nhất định… sẽ có nhu cầu sử dụng một loại thẻ nhất định. Vì vậy, nếu NH nào đưa ra được càng nhiều dịch vụ thẻ thoả mãn được càng nhiều nhu cầu của khách hàng thì khách hàng của NH đó sẽ càng nhiều, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NH đó càng có nhiều cơ hội phát triển.
Sự gia tăng số lƣợng thẻ phát hành hàng năm
Sử dụng tiêu CHÍ sau để đánh giá sự gia tăng số lượng thẻ phát hành hàng năm của ngân hàng dựa trên công thức:
Sn – Sn-1
S2 = x 100 Sn-1
Trong đó:
S2 : Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành Sn : Số lượng thẻ phát hành năm n Sn-1 : Số lượng thẻ phát hành năm (n-1) SLn TPn = x 100 TSLn Trong đó:
TPn : Thị phần thẻ của ngân hàng năm n
SLn : Số lượng thẻ phát hành của ngân hàng năm n
TSLn : Tổng số lượng thẻ phát hành của toàn bộ hệ thống NH năm n. Thông qua chỉ tiêu S2 có thể đánh giá được hoạt động thẻ có phát triển hay không? Đây là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ. Sự biến thiên của S2 phản ánh xu hướng, tốc độ phát triển của dịch vụ thẻ. Nếu S2 càng lớn chứng tỏ hoạt động thẻ của NH càng phát triển và ngược lạị. Khi NH phát hành được số lượng thẻ càng nhiều thì S2 sẽ càng lớn. S2
phản ánh hoạt động thẻ của NH đang có sự phát triển về mặt quy mô hay không. Chỉ tiêu TP để đánh giá thị phần thẻ mà NH đang chiếm lĩnh. Chỉ tiêu này đánh giá được tốc độ phát triển quy mô của NH với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Để gia tăng được số lượng thẻ phát hành thì bên cạnh việc gia tăng chủng loại, tiện ích thẻ, tính năng, độ an toàn độ đòi hỏi các ngân hàng phải thúc đẩy các hình thức quảng cáo, khuyến mại.
Sự gia tăng số lƣợng máy ATM
Để đánh giá sự gia tăng số lượng máy ATM ta sử dụng công thức sau: An – An-1
S3 = x 100 An-1
Trong đó:
S3 : Tốc độ tăng trưởng số lượng máy ATM An : Số lượng máy ATM năm n
An-1 : Số lượng máy ATM năm (n-1)
Sự gia tăng các ĐVCNT (POS)
Để đánh giá sự gia tăng các ĐVCNT (POS) ta sử dụng tiêu chí qua công thức sau:
Pn – Pn-1
S4 = x 100 Pn-1
Trong đó:
S4 : Tốc độ tăng trưởng số lượng máy POS Pn : Số lượng máy POS năm n
Pn-1 : Số lượng máy POS năm (n-1)
S3, S4 phản ánh xu hướng phát triển của hoạt động thẻ. Chỉ tiêu S3, S4 cho thấy quy mô về mạng lưới của NH. Khi S3, S4 tăng chứng tỏ số lượng máy ATM và POS của NH có sự tăng trưởng. Như vậy chứng tỏ, dịch vụ thẻ của NH nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ của NH có sự phát triển và ngược lại. Vì số lượng máy ATM càng nhiều chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng cao và ngược lại. Nếu như tốc độ tăng trưởng máy ATM/POS phản ánh sự phát triển mạng
lưới thanh toán của NH trong từng giai đoạn thì chỉ tiêu thị phần máy ATM/POS là chỉ tiêu để đánh giá vị thế của các NH trong lĩnh vực thanh toán thẻ.
Hiện nay, hầu hết tất cả các NH đều đặt ra tiêu chí phát triển, mở rộng mạng lưới ATM và các ĐVCNT để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ. Tuy nhiên nếu như việc phát triển hệ thống POS các NH đang rất khuyến khích thì việc gia tăng số lượng máy ATM thì cần xem xét nhiều yếu tố vì nó liên quan đến chi phí duy trì hoạt động máy ATM tương đối lớn.
Sự gia tăng doanh số thanh toán thẻ và doanh số sử dụng thẻ
Đây là hai tiêu chí định lượng phán ánh tương đối chính xác về sự phát triển của dịch vụ thẻ. Doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán thẻ qua các năm càng cao chứng tỏ dịch vụ thẻ càng phát triển và ngược lại. Để đánh giá sự gia tăng doanh số thanh toán thẻ và doanh số sự dụng thẻ, sử dụng các tiêu chí qua công thức sau: DSn – DSn-1 S5 = x 100 DSn-1 Trong đó: S5 : Tốc độ tăng trưởng DSTT thẻ DSn : DSTT thẻ của năm n DSn-1 : DSTT thẻ năm (n-1) SDn – SDn-1 S6 = x 100 SDn-1 Trong đó:
S6 : Tốc độ tăng trưởng DSSD thẻ ATM SDn : DSSD thẻ năm n
SDn-1 : DSSD năm (n-1)
DSSD thẻ bao gồm DSTT thẻ và doanh số ứng tiền mặt
DSTT thẻ, DSSD thẻ và tốc độ tăng trưởng DSTT thẻ, DSSD thẻ đều thể hiện quy mô của sự phát triển hoạt động thanh toán.
Khi S5, S6 tăng chứng tỏ có sự gia tăng hoạt động thẻ nói chung và dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ nói riêng có sự phát triển và ngược lại
Sự gia tăng thu nhập từ dịch vụ phát hànhvà thanh toán thẻ
Thu nhập từ hoạt động thẻ bao gồm các khoản thu như: thu phí hoạt động phát hành, phí thanh toán, phí duy trì thường niên thẻ, phí phạt trả chậm… Trong đó hoạt động phát hành và thanh toán là hai hoạt động mang lại nguồn thu chính của hoạt động thẻ. Sử dụng chỉ tiêu sau để đánh giá sự gia tăng thu nhập từ dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ:
Tn – Tn-1
S7 = x 100 Tn-1
Trong đó:
S7 : Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động PHT và TTT Tn : Thu nhập từ hoạt động PHT và TTT của năm n Tn-1 : Thu nhâp từ hoạt động PHT và TTT năm (n-1)
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển và chất lượng hoạt động thẻ. Đây cũng là kết quả tổng hợp của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ. Khi S7 tăng chứng tỏ thu thu nhập từ dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tăng và ngược lại. Điều đó chứng tỏ dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NH có sự phát triển. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay nên sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ của NH, khách hàng thường được miễn phí. Dịch vụ thẻ của các NHTM đang phát triển chủ yếu về mặt quy mô. Vì vậy, thu nhập từ dịch vụ thẻ hiện nay, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn thu của các NHTM.
Sự hạn chế rủi ro trong dịch vụ thẻ và thanh toán thẻ
Dịch vụ thẻ là dịch vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hàng năm, dịch vụ này gây tổn thất rất nhiều cho các NH , bao gồm rủi ro gian lận trong hoạt động phát hành thẻ như Thẻ bị giả mạo (Counterfeit), Thông tin bề mặt bị lợi dụng (Account Use), Thẻ bị mất cắp/thất lạc (Lost/Stolen)… và trong hoạt động thanh toán thẻ như ATM chấp nhận thẻ giả (Counterfeit), ATM bị lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu (ATM Skimming), ĐVCNT chấp nhận thẻ giả (Counterfeit), ĐVCNT gian lận, giả mạo (Bust out merchant), ĐVCNT giao dịch không hợp lệ (thanh toán khống –
Laundering)…Vì vậy, để phát triển dịch vụ thẻ thì một vấn đề hết sức quan trọng là các NH phải làm thế nào để hạn chế rủi ro. Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá sự rủi ro của các ngân hàng:
DS
FSV = x 100 TDS
Trong đó:
FSV : Tỷ lệ rủi ro gian lận / tổng doanh số (Fraud to Sales Volume) DS : Doanh số rủi ro gian lận.
TDS : Tổng doanh số sử dụng.
Các rủi ro gian lận xảy ra trong hoạt động PHT và TTT bao gồm sự kiện xảy ra gây tổn thất đến hình ảnh, uy tín cũng như những thiệt hại về vật chất của NH như: thẻ giả mạo, trộm cắp tiền trong máy ATM, rủi ro trong việc thanh toán … Các chỉ tiêu S8, S9 phản ánh tỷ lệ rủi ro trong hoạt động PHT và TTT của NH trong từng thời kỳ. Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng chứng tỏ rủi ro trong hoạt động PHT và TTT của NH đang tăng. Khi các chỉ tiêu này có xu hướng giảm, chứng tỏ rủi ro trong hoạt động PHT và TTT của NH hàng năm đang có xu hướng giảm. Để hạn chế được rủi ro trong hoạt động PHT và TTT đòi hỏi các NH phải có một hệ thống quản trị rủi ro rất nghiêm ngặt.