Hoạt động và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 57)

2.1.3.1. Về tổng tài sản và nguồn vốn

Giai đoạn 2014 – 2017 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng tài sản của BIDV với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 20%. Tính đến 31/12/2017 tổng tài sản của BIDV đạt 1.202.284 tỷ đồng, tăng trưởng 19.5% so với 2016, đứng đầu về quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng. Huy động vốn tổ chức dân cư

Khối trực thuộc

(riêng ngân hàng) đạt 933.834 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4% so với năm 2016, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo đúng kế hoach NHNN đặt ra , hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với mức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế dân cư (riêng ngân hàng) đạt 862.604 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, chiếm 13,12% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng. (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng tài sản 650.340 850.669 1.006.635 1.176.000 Tốc độ tăng trưởng 18,59% 30,80% 18,33% 16,82%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2014-2017 của BIDV

2.1.3.2. Về vốn chủ sở hữu

+ Danh sách công ty do BIDV nắm giữ

STT Tên công ty Số cổ phiếu Tỷ lệ (%)

1 Công ty CP chứng khoán Ngân hàng đầu

tư và phát triển Việt Nam (BSI) 79.503.019 88,13% 2 Tổng công ty CP Bảo hiểm ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) 59.819.259 51,01% 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô

thị Dầu khí PVC (PTL) 5.705.400 5,77%

4

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ

thuật (IJC) 2.912.775 1,06%

5 Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha (ASP)

1.103.360 2,95%

6 Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức

(TDH) 450.000 0,63%

Cơ cấu vốn chủ sở hữu của BIDV (xem Biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của BIDV

Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 của BIDV

Đến thời điểm 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của BIDV là 48.834 tỷ đồng (xem bảng 2.2), trong đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam sở hữu 95,28% vốn, còn lại 4,72% là do các cổ đông khác nắm giữ (cổ đông nước ngoài chiếm 2,45% và cổ đông nhỏ lẻ khác chiếm 2,27%).

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Vốn chủ sở hữu 33.271 40.949 44.217 48.834 Tốc độ tăng trưởng 3,85% 23,08% 7,98% 10.44%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2014-2017 của BIDV

Trong lộ trình cơ cấu lại tài chính, BIDV xác định vấn đề cấp bách là tăng vốn tự có để gia tăng hệ số CAR phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong giai đoạn 2014 – 2017 tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu của BIDV là trên 11%, trong đó đặc biệt trong năm 2015, vốn chủ đã tăng 7.600 tỷ đồng tương đương mức tăng 23%.

Tính đến 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của BIDV là 48.834 tỷ đồng, tăng 10,44% so với năm 2016. Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ có giá trị 34.187 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu (70%), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

6.946 tỷ đồng (tăng 12%), còn lại là lợi ích của các cổ đông thiểu số. Tỷ trọng vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận trích lập các quỹ và lợi nhuận giữ lại qua các năm của BIDV giai đoạn 2014 - 2017 trong khoảng từ 13% - 22%, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 28,5%/năm.

Theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%. Vốn tự có tăng liên tục qua các năm với tốc độ khá cao giúp BIDV cải thiện và nâng cao tỷ lệ an toàn.

2.1.3.3. Về kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2014 – 2017 được thể hiện ở Bảng 2.3 dưới đây

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của BIDV

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh

doanh, trong đó: 21.906 24.712 30.530 38.687

- Thu nhập lãi ròng 16.844 19.314 23.738 30.955

- Lãi từ hoạt động dịch vụ 1.802 2.336 2.504 2.965

- Lãi từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 265 293 534 668

- Lãi từ mua bán chứng khoán

kinh doanh

13.493 -62 433 481

- Lãi từ hoạt động mua bán chứng

khoán đầu tư

818 11 364 331

- Lãi thuần từ hoạt động khác 1.593 2.369 1.740 3.278

Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro 445.693 598.434 723.697 834.435 Chi phí dự phòng trong năm (6.986) (5.676) (9.273) (14.847) Lợi nhuận sau thuế 4.947 6.298 6.159 6.945

Nguồn: Báo cáo tài chính 2014-2017 của BIDV

Nhìn từ Bảng 2.3 có thể thấy trong giai đoạn 2014-2017, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng lên, cụ thể:

Tổng dư nợ vay của đơn vị có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2014 – 2017, đặc biệt năm 2015 và 2016, dư nợ trước dự phòng rủi ro của BIDV đạt 598.434 tỷ đồng và 723.697 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng hơn 20%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cho vay, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng tăng mạnh:

Tổng thu từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng manh mẽ, đến năm 2017 con số này đạt 38.687 tỷ đồng, tăng 26,72%. Trong đó một số hoạt động có tốc độ tăng trưởng tốt là: thu lãi (đạt 30.955 tỷ đồng) tăng 7.217 tỷ đồng. Ngoài ra, các hoạt động đem lại lãi tương đối cao cho Ngân hàng là: lãi thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động ngoại hối …

Lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng từ 4.947 tỷ đồng lên 6.945 tỷ đồng trong giai đoạn 2014 – 2017, và luôn là 1 trong 3 ngân hàng TMCP đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của BIDV cũng gặp nhiều khó khăn do nợ xấu tăng cao, theo đó chi phí dự phòng hàng năm có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2017 chi phí dự phòng đã tăng lên 14.847 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)