Thực trạng các loại thẻ và dịch vụ thẻ tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57 - 62)

2.2.1.1. Thực trạng các loại thẻ

Hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Thăng Long đã cung cấp các loại thẻ sau:

- Thẻ ghi nợ nội địa:

Thẻ ghi nợ nội địa của BIDV gồm 3 dòng sản phẩm chính: dòng thẻ dành cho khách hàng trả lương, thẻ dành cho khách hàng có thu nhập cao và dòng thẻ liên kết (liên kết với siêu thị, với các trường đại học…)

- Thẻ ghi nợ quốc tế

Đến năm 2013, BIDV mới chính thức ra mắt thị trường thẻ ghi nợ quốc tế mang nhãn hiệu Master Debit Ready. Đây là loại thẻ sử dụng công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV, mang thương hiệu MasterCard và BIDV, hướng tới khách hàng là giới trẻ, hiểu biết công nghệ và thích sử dụng công nghệ, thường xuyên đi công tác,

du lịch, du học nước ngoài. Hạn mức tiêu dùng thẻ theo hạn mức của tài khoản liên kết, có thể dùng thẻ để mua hàng, đặt vé máy bay, đặt tour trên internet.

Ngoài ra, hiện này BIDV còn phát triển một số dòng thẻ ghi nợ quốc tế đồng thương hiệu: Viettravel, MU (đã chấm dứt từ tháng 7 năm 2018).

Giữa năm 2017, BIDV cho ra mắt dòng thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Young Plus dành cho giới trẻ với 12 mẫu thẻ với hình ảnh trẻ trung, hiện đại.

- Thẻ Tín dụng quốc tế BIDV

Thẻ tín dụng quốc tế BIDV là phương tiện do BIDV phát hành cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận. Thẻ tín dụng quốc tế BIDV được cung cấp ra thị trường từ cuối năm 2009 cho đến hiện tại thẻ này đã có 1 số lợi ích cơ bản nổi bật như:

An toàn và bảo mật: đã theo công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV

Uy tín: Thương hiệu Visa/MasterCard và BIDV

Chấp nhận toàn cầu: ATM/POS/Website có biểu tượng Visa/MasterCard

Sử dụng dễ dàng: Thao tác đơn giản, không phải mang tiền mặt

Tiện ích: Giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào

Phong cách tiêu dùng hiện đại: Chi tiêu trước, trả tiền sau.

Thẻ tín dụng của BIDV được chia làm 3 dòng thẻ chính, phân chia theo hạn mức thẻ: thẻ hạng thường (Visa Flexi, Visa Vietravel Standal), thẻ hạng vàng (Visa Precious, Visa MU), dòng thẻ cao cấp (Visa Platinum, Mastercard Platinum, Visa Premier, Visa Infinite).

2.2.1.2. Nhận xét về thực trạng các loại thẻ NH của BIDV

Mặt tích cực có thể thấy xét về đối tượng khách hàng phục vụ thông qua chủng loại thẻ cung cấp ra thị trường có các đặc điểm sau:

-Về cơ bản đã bao quát toàn bộ các đối tượng khách hàng phân theo mức thu nhập: Khách hàng có thu nhập cao, trung bình và thu nhập thấp.

-Phân đoạn phục vụ khách hàng theo tính chất của thu nhập: Dư thừa thanh khoản (sử dụng thẻ ghi nợ nội địa), thường xuyên thiếu hụt thanh khoản tuy nhiên có nguồn bù đắp, có thu nhập ổn định (sử dụng thẻ tín dụng quốc tế).

-Các tiêu chí để phân hạng thẻ, loại thẻ còn rất hạn chế. Chỉ so sánh vào chỉ tiêu thu nhập và tính chất của dòng tiền để phân hạng thẻ, và ở đây cũng chỉ dừng ở mức tương đối. Chính những điều này làm cho các sản phẩm thẻ của Ngân hàng trở nên đồng đều, thiếu tính đa dạng và phong phú làm giảm tính cạnh tranh cũng như hiệu quả trong hoạt động Marketing.

-Sự phát triển các sản phẩm thẻ của BIDV là tương đối chậm. Tham gia thị trường thẻ từ năm 2005 tuy nhiên đến đầu năm 2009 mới cung cấp sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên mang thương hiệu Visa và đến cuối năm 2012 mới bổ sung sản phẩm thẻ tín dụng Mastercard. Từ khi tham gia thị trường đến hết năm 2010, BIDV chỉ có 3 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa. Đến năm 2012, BIDV ra mắt thêm 1 thương thiệu thẻ ghi nợ nội địa Harmony và đến năm 2013 thêm được 3 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa và 1 thương hiệu thẻ ghi nợ quốc tế. Trong khi các ngân hàng khác thì có đầy đủ cả 3 loại thẻ quốc tế: ghi nợ, trả trước và tín dụng của nhiều tổ chức chấp nhận thẻ trên thế giới thì BIDV vẫn chưa có sản phẩm thẻ trả trước và mới chỉ liên kết với hai tổ chức chấp nhận thẻ là Master và Visa.

Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban điều hành NH trong việc đầu tư trang thiết bị cho toàn hệ thống, lĩnh vực dịch vụ thẻ tại BIDV đã có bước phát triển vượt trội. Việc đầu tư trang thiết bị và chương trình phần mềm hệ thống quản lý thẻ mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh thuộc đơn vị quản lý trung ương (9000,9001,9002) chuyển đổi sang cân đối IPCAS, phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và phát triển mạng lưới ĐVCNT.(xem Bảng 2.5)

Bảng 2.4: Sự đa dạng về sản phẩm thẻ qua các năm của BIDV

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng sản phầm thẻ 12 13 15 16

Tốc độ tăng trưởng số lượng sản phẩm thẻ

8.3% 15.3% 6.7%

Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam năm 2018

Số liệu từ Bảng 2.5 có thể thấy, số lượng sản phẩm thẻ của BIDV tăng qua các năm, cho thấy sự đa dạng sản phẩm thẻ của BIDV. Trong năm 2014, 2015, 2016 và 2017, BIDV đã tập trung phát triển sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng cao cấp, có mức chi tiêu cao, ưu chuộng dịch vụ. Chỉ tiêu S1 – tốc độ tăng

trưởng sản phẩm thẻ qua các năm đều > 0 chứng tỏ xu hướng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV là gia tăng.(xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: Số lƣợng thẻ lũy kế qua các năm của BIDV

(Đơn vị:Thẻ)

(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam năm 2018)

Biểu đồ số 2.2 cho thấy lượng thẻ phát hành có thể thấy mức độ tăng trưởng của số lượng thẻ của BIDV qua các năm. Năm 2015, tổng số lượng thẻ phát hành của BIDV là 8,509,423 thẻ, đến năm 2017, tổng số lượng thẻ phát hành đã là 10,384,179 thẻ, bằng 1.2 lần số thẻ phát hành năm 2015.

Để làm rõ nguyên nhân về dấu hiệu chững lại trong tăng trưởng thẻ của BIDV năm 2017, ta phân tích Biểu đồ 2.3 về số lượng thẻ tăng ròng của BIDV trong các năm 2015-2017 theo từng loại thẻ.

Biểu đồ 2.3: Số lƣợng thẻ tăng ròng qua các năm của BIDV(Đơn vị:Thẻ)

Có thể thấy, năm 2017 có một sự thay đổi đáng kể trong cấu phần tăng trưởng về thẻ, trong đó thẻ GNNĐ (Ghi nợ nội địa) có mức tăng trưởng âm. Thẻ GNQT(Ghi nợ quốc tế) và thẻ TDQT(Tín dụng quốc tế) có mức tăng trưởng ấn tượng, nhất là thẻ GNQT với mức tăng trưởng 109% (450,653 thẻ). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do BIDV phát hành dòng thẻ GNQT mới BIDV Master Young+ cùng với sự thay đổi trong xu hướng sử dụng thẻ của khách hàng. Cùng trong năm 2017, BIDV đẩy mạnh công tác rà soát, tiêu hủy thẻ quá hạn, làm sạch kho dữ liệu thẻ vì vậy thẻ GNNĐ tăng trưởng âm dù số lượng thẻ GNNĐ phát hành mới trong năm của BIDV đạt 1,966,198 thẻ.

Số lượng Thẻ tín dụng quốc tế có mức tăng trưởng ấn tượng theo các năm, năm 2016 tăng 64,887 thẻ, năm 2017 tăng 86,715 thẻ. Có được kết quả ấn tượng này là do BIDV đã chú trọng trong công tác truyền thông, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại thẻ dành cho khách hàng phát hành mới và các chương trình liên kết với các đối tác như các TTTM, sân Golf, các nhà hàng,…

Như vậy, Thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế đã có những bước tăng trưởng ấn tượng và cần được tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng này. Thẻ ghi nợ nội địa tuy có mức tăng trưởng âm trong năm 2017 nhưng không đáng lo ngại, việc rà soát, đóng và tiêu hủy thẻ không sử dụng giúp cho BIDV có thể thống kê được chính xác thu nhập ròng/ thẻ cũng như quản lý thẻ tốt hơn. Căn cứ vào số lượng thẻ Ghi nợ nội địa phát hành mới trong năm 2017, ta có thể tin tưởng vào mức độ tăng trưởng trong năm sau.

Với số lượng thẻ phát hành đã là 10,384,179 thẻ trong năm 2017, BIDV chiếm tới 13% số thẻ phát hành của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Và là ngân hàng có thị phần thẻ phát hành lớn thứ ba, chỉ sau Vietcombank (chiếm 18%) và Vietinbank (chiếm 14%), đồng hạng với Agribank. (xem Biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.4: Thị phần thẻ phát hành của các ngân hàng năm 2017

(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)