Hoàn thiện phương pháp tiếp cận của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 87 - 90)

dụng

Hiện tại, Ban KTNB Bắc Á đã chú trọng đến phương pháp định hướng rủi ro, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện một cách bài bản cho nên cần phải sớm xây dựng, đưa vào áp dụng thang chấm điểm rủi ro cho HĐTD tại các đơn vị kinh doanh để xây dựng kế hoạch kiểm toán năm cũng như kế hoạch chi tiết cho từng đợt kiểm toán.

Đầu tiên, KTNB cần phải xác định, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng đơn vị hoạt động tín dụng. Hồ sơ bao gồm các rủi ro tiềm tàng và các rủi ro kiểm soát, cũng như tác động có thể có của những rủi ro này tới hoạt động của ngân hàng và khả năng xảy ra các rủi ro. Từ đó phân loại các đơn vị kinh doanh theo mức rủi ro rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Việc phân loại mức rủi ro thế nào là cao, trung bình hay thấp cần kết hợp với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để chia bao nhiêu phần trăm tổng số đơn vị chiếm rủi ro rất cao, bao nhiêu phần trăm chiếm rủi ro cao... Từ đó, dựa trên bộ hồ sơ rủi ro để chấm điểm rủi ro các đơn vị rồi phân loại vào các mức rủi ro hợp lý.

Với việc tham khảo mô hình đánh giá rủi ro tại các NHTM học viên đề xuất một mô hình đánh giá rủi ro tín dụng tại các đơn vị kinh doanh như sau:

Mô hình xét đến 3 nhóm chỉ tiêu chính với trọng số của từng nhóm tương ứng: - Nhóm chỉ tiêu về quy mô kinh doanh có trọng số là 20%, gồm các chỉ tiêu Quy mô tổng tài sản, Tổng dư nợ, Số lượng khách hàng, Dư nợ trên một nhân viên tín dụng.

- Nhóm chỉ tiêu về rủi ro tín dụng có trọng số là 50%, gồm các chỉ tiêu Dư nợ trừ cầm cố sổ tiết kiệm, Tỷ lệ thay đổi số dư nợ, Tỷ lệ dư nợ 10 khách hàng lớn

nhất/tổng dư nợ , Tỷ lệ dư nợ của sản phẩm có dư nợ lớn nhất/tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ nợ quá hạn...

- Nhóm chỉ tiêu về các thông số khác có tỷ trọng là 30%, bao gồm: Rủi ro từ biến động nhân sự, thiếu nhân sự; Báo cáo rủi ro tín dụng từ kết quả kiểm toán trước; Tự đánh giá về rủi ro tín dụng; Kết luận rủi ro tín dụng của thanh tra.

Trong mỗi nhóm chỉ tiêu, các chỉ tiêu lại được đánh giá trọng số sao cho tổng trọng số của các chỉ tiêu trong mỗi nhóm chỉ tiêu là 100%

Và thực hiện các bước sau để chấm điểm rủi ro tín dụng của đơn vị kinh doanh: Bước 1: Thu thập thông tin đơn vị

Thông tin của đơn vị từ nhóm chỉ tiêu về quy mô kinh doanh được tổng hợp thông qua báo cáo của Khối Bán lẻ. Thông tin về các chỉ tiêu tín dụng, KTNB có thể thu thập được thông qua dữ liệu chiết xuất từ hệ thống bao gồm sao kê tín dụng, sao kê tài sản bảo đảm. Thông tin khác, thông qua dữ liệu đánh giá năm trước và bảng câu hỏi khảo sát tự đánh giá rủi ro tín dụng của đơn vị kinh doanh.

Bước 2: Quy đổi điểm rủi ro

Dựa trên thông tin thu thập được, KTVNB tổng hợp từ đó quy đổi điểm rủi ro dựa trên thang điểm được xây dựng, rà soát định kỳ 3 năm một lần. Mức điểm cho mỗi chỉ tiêu dựa trên thang điểm 5.

Ví dụ hướng dẫn cho điểm một chỉ tiêu định lượng là tổng dư nợ, có thể phân loại để chấm điểm như sau

- Tổng dư nợ dưới 100 tỷ: 1 điểm

- Tổng dư nợ từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ: 2 điểm - Tổng dư nợ từ 200 tỷ đến dưới 400 tỷ: 3 điểm - Tổng dư nợ từ 400 tỷ đến dưới 600 tỷ: 4 điểm - Tổng dư nợ từ 600 tỷ trở lên: 5 điểm

Hay với chỉ tiêu Đánh giá tỷ lệ dư nợ tín chấp/Tổng dư nợ tại đơn vị (Tính toán qua dữ liệu thu thấp được %):

- Từ 0% đến dưới 1%: 1 điểm - Từ 1% đến dưới 3%: 2 điểm - Từ 3% đến dưới 6%: 3 điểm - Từ 6% đến dưới 10%: 4 điểm - Trên 10%: 5 điểm

Ví dụ hướng dẫn cho một chỉ tiêu định tính, câu trả lời dưới dạng trắc nghiệm phương án. Với chỉ tiêu Đánh giá mức rủi ro tín dụng tại đơn vị:

- Rất thấp: 1 điểm - Thấp: 2 điểm - Trung Bình: 3 điềm - Cao : 4 điểm

- Rất cao: 5 điểm

Hoặc cho đơn vị tự đánh giá mức rủi ro của đơn vị theo mẫu câu hỏi: Nếu để đánh giá về mức rủi ro tín dụng của đơn vị từ 1(rủi ro thấp) đến 5 (rủi ro cao) thì đơn vị bạn bao nhiêu điểm?

Việc quy đổi điểm rủi ro phải đạt được yêu cầu đồng bộ, các mức có rủi ro cao thì phải được chấm điểm cao hơn.

Bước 3: Tính điểm rủi ro và xếp hạng tổng quát

Sau khi đã xây dựng được các mốc quy đổi điểm rủi ro, dựa vào điểm rủi ro quy đổi được và trọng số của mỗi chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu, KTNB tính ra điểm rủi ro của đơn vị kinh doanh. Điểm rủi ro của đơn vị tính ra sẽ được nhân với 20 để có tổng điểm 100. Từ đó có thể xếp hạng các đơn vị có rủi ro từ cao xuống.

Dựa trên quan điểm về phân loại rủi ro tham khảo từ Ban kiểm soát và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở tính toán đến khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng. Dựa vào kết quả điểm rủi ro của đơn vị, hiện tại Bacabank có 27 đơn vị kinh doanh thì có thể chia thành 9 đơn vị có rủi ro cao và rất cao, 9 đơn vị có rủi ro trung bình và 9 đơn vị có rủi ro thấp và rất thấp. (Chi tiết các bước xem tại phụ lục 3)

Việc chấm điểm rủi ro bằng cách xây dựng thành hệ thống định lượng như trên sẽ tạo được sự nhất quán và khách quan trong đánh giá rủi ro, tương tự như việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Và đây sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cho KTNB xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, cũng như xây dựng chương trình chi tiết (về thời lượng, nhân sự có cần nhiều không) cho các đợt kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại đơn vị kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)