Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 90 - 95)

a) Ban hành sổ tay kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Việc cấp thiết mà Ban KTNB ngân hàng Bắc Á cần thực hiện để hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ là xây dựng sổ tay kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Đây cũng là một điểm mà NHNN đã nhắc nhở các ngân hàng cần phải thực hiện theo công văn số 1270/TTGSNH4 khuyến nghị về KSNB và KTNB ngày 28/04/2016 gửi các ngân hàng thương mại. Sổ tay kiểm toán nội bộ sẽ làm cơ sở rõ ràng nhất để kiểm toán viên nội bộ thực hiện KTNB hoạt động tín dụng, vì vậy sổ tay kiểm toán nội bộ cần có các nội dung sau:

- Giới thiệu chung: giải thích từ ngữ, giới thiệu về sự cần thiết, mục đích và cấu

trúc của sổ tay kiểm toán nội bộ cũng như phương pháp tra cứu.

- Chính sách kiểm toán nội bộ: đề cập các nội dung của chính sách kiểm toán

nội bộ về quan điểm, định hướng, giải pháp cũng như khuôn khổ hoạt động kiểm toán nọi bộ được Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Cơ cấu tổ chức, điều hành và hoạt động của ban Kiểm toán nội bộ: đề cập các

nội dung về cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành hoạt động cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận kiểm toán nội bộ và giữa bộ phận KTNB với các bên có liên quan.

- Quy trình thủ tục kiểm toán nội bộ: đề cập cụ thể nội dung về quy trình, thủ tục

kiểm toán nội bộ chung nhằm hướng dẫn thực hiện chính sách KTNB về hồ sơ kiểm toán và các bước thực hiện trong quy trình. Tuy nhiên, ở đây nên đề cập đến việc kiểm soát lại hồ sơ kiểm toán, thủ tục ít khi được tiến hành trong khi thực hiện KTNB. Đây là một thủ tục quan trọng nhằm đảo bảo chất lượng kiểm toán nội bộ nhưng thường bị bỏ qua. Cũng như quy định trách nhiệm của KTVNB trong việc sơ sót, không thực hiện đầy đủ thủ tục KTNB.

- Hướng dẫn kiểm toán nội bộ một số nghiệp vụ chính (bao gồm nghiệp vụ tín

dụng): Đề cập đến quy trình chuẩn khi thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng đối với một đơn vị kinh doanh, bên cạnh đó có thể đưa vào các mẫu biểu để ban kiểm toán nội bộ thống nhất kết quả làm việc cũng như ban hành các mẫu để trao đổi với đơn vị kinh doanh được thống nhất, chuyên nghiệp.

b) Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Thực hiện lập kế hoạch áp dụng phương pháp “định hướng rủi ro”. Trong đó xây dựng các nguyên tắc để chọn mẫu hồ sơ tín dụng kiểm tra, tránh kiểm tra dàn trải không cần thiết. Các nguyên tắc có thể đặt ra: kiểm tra toàn bộ hồ sơ có dư nợ lớn hơn 50% hạn mức phán quyết, kiểm tra toàn bộ các khoản nợ quá hạn, chọn ngẫu nhiên các khoản hồ sơ của tất cả các sản phẩm, kiểm tra toàn bộ các khoản vay có tài sản bảo đảm rủi ro như hàng hóa tồn kho, quyền đòi nợ, tín chấp…

Thời gian thực hiện mỗi đợt kiểm toán thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần, nhưng thực tế cường độ làm việc của KTVNB còn chưa cao do hồ sơ ít khi được phân đến từng KTVNB. Vì vậy Trưởng nhóm KTNB cần phân công công việc đúng với năng lực của từng KTVNB để các KTVNB có áp lực làm việc, rút ngắn thời gian kiểm toán để tiết kiệm chi phí cũng như dành thời gian kiểm toán đơn vị khác.

Bên cạnh đó, công tác kiểm toán vẫn còn chú trọng kiểm toán nội bộ định kỳ toàn bộ đơn vị mà chưa thực hiện kiểm toán nội bộ đối với từng sản phẩm tín dụng riêng lẻ để kiểm tra rõ hơn về tình hình triển khai các sản phẩm, mức độ tuân thủ các điều kiện của sản phẩm cũng như tính hiệu quả của các sản phẩm tín dụng.

c) Cải tiến phần mềm hệ thống tin học thông qua trao đổi với ban tin học hoặc đề xuất nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin phải hỗ trợ một cách tích cực cho kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Nhưng hiện tại mới chỉ dừng ở việc chiết xuất các dữ liệu quá khứ mà chưa giúp đội ngũ KTVNB có một công cụ cho việc chấm điểm rủi ro hồ sơ tín dụng, hoặc xuất các báo cáo phục vụ cho công tác kiểm toán nội bộ. Chính vì vậy, ngân hàng Bắc Á nên chú trọng cải thiện hoặc nâng cấp phần mềm để giúp các đơn vị kinh doanh có thể quản lý thông tin một cách tốt hơn cũng như mang lại một công cụ làm việc hữu dụng cho KTNB.

d) Ứng dụng các phần mềm kiểm toán nội bộ

Để trở thành một ngân hàng hiện đại thì việc tiếp cận với các công nghệ mới trong kiểm toán nội bộ sẽ mang lại sự chuyên nghiệp và hỗ trợ đắc lực cho các KTVNB trong việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro, chọn mẫu kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, hay giám sát công việc của các KTVNB. Các phần mềm hỗ trợ cho KTNB đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới là TeamMate, phần mềm Quản lý kiểm toán, phần mềm trợ giúp kiểm toán (CAATs)… Ban kiểm toán nội bộ có thể phối hợp với ban Công nghệ tin học để xây dựng, thiết kế phần mềm phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng hoặc thuê tư vấn hoặc mua các phần mềm có sẵn.

e) Thường xuyên trao đổi giữa các KTVNB và với KTNB tại ngân hàng trong nước để cải tiến quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng:

Định kỳ hàng tháng, ban kiểm toán nội bộ ngoài việc họp tổng kết và triển khai kế hoạch thực hiện kiểm toán, nên chú trọng công tác trao đổi để các thành viên nắm

bắt được những vi phạm mới, hay các cách thức nhằm cải tiền quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng.

Kèm với đó là trao đổi với các ngân hàng bạn về quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng để không ngừng hoàn thiện và cũng như cập nhật quy trình kiểm toán nội bộ. KTNB của Bacabank cùng các ngân hàng khác nên tạo ra một diễn đàn để có thể trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại để học hỏi lẫn nhau và cùng cập nhật tới những thông lệ mới nhất của quốc tế.

3.2.4. Nâng cao trách nhiệm, sựủng hộ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộđối với hoạt động tín dụng một cách hiệu quả

Theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, hệ thống KSNB bao gồm ba tuyến phòng thủ mà kiểm toán nội bộ đóng vai trò là tuyến phòng thủ thứ ba. Do vậy, để hoàn thiện kiểm tóa nội bộ thì không chỉ chú trọng đến mỗi lớp thứ ba mà còn phải cần tăng cường sức mạnh của các tuyến phòng thủ trước đó, mà làm được điều này cần có trách nhiệm rất lớn của các lãnh đạo cấp cao ngân hàng Bắc Á. Trong luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Minh Phương đã tiến hành chạy mô hình định lượng và rút ra rằng đây là nhân tố ảnh hướng mạnh mẽ nhất đến kiểm toán nội bộ.

Một khi ngân hàng có được nền tảng hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng vững chắc thì công việc của kiểm toán nội bộ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Và điều kiện cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công trong vận hành hệ thống kiểm soát nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng chính là quan tâm, đồng tình ủng hộ cũng như việc đẩy mạnh văn hóa kiểm soát, tính liêm chính, tính chính trực của các lãnh đạo cấp trong trong ngân hàng Bắc Á. Muốn thế thì ban lãnh đạo ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cần có sự quan tâm yêu cầu ra soát, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ một cách thường xuyên, cập nhật các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, các yêu cầu theo quy định của NHNN trong đó đặc biệt phải gắn KTV với trách nhiệm, quy định về thưởng và xử phạt.

- Chỉ đạo xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ

- Trang bị đầy đủ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo kiểm toán nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ: có thể có chế độ đã ngộ tách biệt với các đơn vị kinh doanh, hay khi KTV đi công tác có thể làm thêm giờ để sớm hoàn thành công việc và được nghỉ bù khi kết thúc kiểm toán để đảm bảo sức khỏe tiếp tục làm việc…

- Quyết liệt hơn trong việc yêu cầu thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong toàn thể nhân viên. Tránh trình trạng xem kiểm toán viên là người nhà từ đó có thái độ không đúng mực đối với việc thực hiện các khuyến nghị kiểm toán nội bộ. Vì vậy có thể trao thêm cho kiểm toán nội bộ một số quyền hạn để họ có thể quyết liệt hơn trong việc thực hiện các khuyến nghị kiểm toán nội bộ.

• Thứ hai, về phía Tổng giám đốc:

- Đôn đốc các đơn vị thực hiện các khuyến nghị đã thống nhất với kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Xử lý các trường hợp không thực hiện các khuyến nghị theo yêu cầu của kiểm toán nội bộ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để KTNB hoàn thành nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các đơn vị phối hợp tích cực với kiểm toán nội bộ.

- Tạo điều kiện để kiểm toán nội bộ được quyền tiếp cận, khai thác các thông tin, tài liệu phương tiện, tài sản phục vụ cho công tác kiểm toán.

- Tạo điều kiện để KTVNB tham dự các buổi hội thảo, tập huấn đào tạo của Bacabank về hoạt động tín dụng.

- Đảm bảo KTNB được thông báo đầy đủ về các thay đổi trong hoạt động tín dụng của Bacabank, các sản phẩm tín dụng mới cũng như quy trình quy định mới đối với hoạt động tín dụng.

- Thông báo kịp thời cho KTNB về mọi trường hợp thua lỗ, gian lận trọng yếu xảy ra đối với hoạt động tín dụng.

• Thứ ba, về phía Ban Kiểm soát:

- Tăng cường trao đổi với kiểm toán nội bộ về các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để cải thiện kịp thời.

- Tăng cường trao đổi với kiểm toán nội bộ về các kẽ hở trong quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng để cải thiện quy trình một cách hiệu lực và hiệu quả hơn.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Ban kiểm soát Bacabank cần có quy trình theo dõi, đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ cho từng đợt kiểm toán nội bộ cũng như công tác kiểm toán nội bộ hàng năm.

- Xây dựng, sửa đổi và bổ sung thường xuyên quy định về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ cũng như sổ tay kiểm toán nội bộ.

- Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc của Kiểm toán nội bộ để đánh giá một cách cụ thể những đóng góp của kiểm toán nội bộ, điểm mạnh, điểm yếu để thực hiện chế độ lương thưởng đối với kiểm toán nội bộ một cách phù hợp.

- Đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa kiểm toán độc lập và NHNN với kiểm toán nội bộ.

- Xem xét, bố trí cán bộ một cách hợp lý trong nội bộ kiểm toán nội bộ sau khi trao đổi, thống nhất với Trưởng kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)