Khái quát các quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 37 - 39)

Như đã trình bày ở trên, hoạt động CTTC xuất hiện ở Việt Nam sau khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế với bên ngoài, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có điều tiết của Nhà nước. Do đó, có thể khái quát các quy định của pháp luật về hợp đồng CTTC nói chung và hợp đồng cho thuê bắc cầu nói riêng qua 02 giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1995 đến năm 2004

Các quy định điều chỉnh hoạt động CTTC được ghi nhận lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam là quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính với tên gọi là hoạt động thuê mua tài chính. Đến năm 1995, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/05/1995 quy định về thể lệ tín dụng thuê mua cho phép các TCTD thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua bao gồm: các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính. Để viện dẫn các căn cứ điều chỉnh các giao dịch về CTTC của các chủ thể kể trên, pháp luật Việt Nam ghi nhận các quy định liên quan đến hợp đồng CTTC ở BLDS năm 1995 và các văn bản khác có liên quan nhưng không đáng kể.

Trong giai đoạn này, một số các văn bản pháp lý được ban hành để điều chỉnh hoạt động CTTC bao gồm: Nghị định 64/NĐ-CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ ban hành về quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam; Thông tư số 03/TT-NH5 ngày 09/02/1996 của Ngân hàng nhà nước về việc hướng dẫn Nghị định 64/NĐ-CP. Ngày 12/12/1997 Luật Ngân hàng nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật các TCTD số 02/1997/QH10 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998. Các công ty CTTC cũng được điều chỉnh hoạt động bởi 2 luật này. Đến ngày 02/05/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC và nêu rõ quy định về hợp đồng CTTC. Về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC được quy định tại Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 và được thay thế bởi Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008.

34

Giai đoạn thứ hai: Từ năm 2005 đến năm 2014

Đến năm 2005, trước thực trạng có nhiều vấn đề bất cập, hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự mà trọng tâm là kinh tế - lao động cần được sửa đổi một cách toàn diện, Quốc hội đã chính thức thông qua BLDS năm 2005 – bộ luật khung cho các giao dịch về dân sự - kinh tế - lao động. Đối với hoạt động CTTC, các văn bản đang điều chỉnh cũng có nhiều điểm không còn tương thích với thực tế phát triển, cần được sửa đổi cho nên đến ngày 19/05/2005, Chính phủ ban

hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP “quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định 16/2001/NĐ-CP” và sau khi đó được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 95/2008/NĐ-CP “quy định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP”. Các văn bản pháp lý nêu trên phần nào đã giải quyết được nhu cầu thực tiễn cần có sự quản lý của nhà nước về hoạt động CTTC và hợp đồng CTTC ở Việt Nam. Mặc dù các giao dịch phát sinh từ hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng CTTC nói riêng vẫn phải áp dụng các quy định chung về Hợp đồng trong BLDS năm 2005, nhưng vẫn đảm bảo có một hành lang pháp lý cho các giao dịch CTTC của các tổ chức được thành lập và hoạt động ngày càng tăng trong cả nước. Từ năm 1998 đến hết năm 2007, ở Việt Nam có 12 công ty CTTC được thành lập và hoạt động theo các loại hình: công ty CTTC trực thuộc TCTD, liên

doanh, 100% vốn nước ngoài (Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP HCM).

Theo các văn bản trên, tiêu chí để nhận biết một giao dịch CTTC được ghi nhận, một số nội dung hoạt động của Công ty CTTC được quy định cụ thể và có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng. Cụ thể hơn nữa, các Nghị định trên đã có quy định về việc bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản thuê mà không cần phán quyết của cơ quan tài phán nào trong trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng CTTC. Đây là một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để các công ty CTTC triển khai hoạt động ngày càng phát triển theo chiều rộng mạng lưới và có nhiều thành tựu về nghiệp vụ chiều

sâu. Đến năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì hoạt động

CTTC và hợp đồng CTTC được sửa đổi, bổ sung toàn diện hơn.

35

quy định về CTTC, nhất là cho thuê bắc cầu ở Việt Nam như trên cho thấy, căn cứ vào tình hình thực tế của hoạt động CTTC chủ yếu là các hoạt động CTTC thông thường. Do chưa có hành lang pháp lý bảo đảm, cho nên trong suốt thời gian trên, các hợp đồng CTTC có tính chất bắc cầu thường ít được áp dụng ở Việt Nam. Thêm vào đó, trong suốt 20 năm kể từ khi xuất hiện ở thị trường Việt Nam, do xuất phát điểm của nền kinh tế mới chuyển đổi, các doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu về vốn lớn để mua sắm MMTB và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng – nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, pháp luật về CTTC ở giai đoạn này không cho phép các công ty CTTC thực hiện các hoạt động CTTC để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Chính vì vậy, danh mục đầu tư của các công ty CTTC chủ yếu là tài trợ vốn cho các hạng mục đầu tư MMTB hoặc dây chuyền sản xuất để hoạt động, do đó, các công ty CTTC mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc giải quyết nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Từ thực tiễn trên, các nhà làm luật ở Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và tạo lập các quy định về hợp đồng CTTC nói riêng và cho thuê bắc cầu nói chung. Để dẫn chứng cho nhận định trên, lấy ví dụ, trong lĩnh vực hàng không dân dụng Việt Nam, khi có nhu cầu thuê tài sản là tàu bay – một loại tài sản cho thuê có giá trị lớn và khả năng rủi co cao thì bên thuê đã áp dụng hình thức thuê khai thác với các đối tác mà không có cơ hội để ký kết các hợp đồng cho thuê bắc cầu, vốn là loại hình CTTC phát triển ở bậc cao và luôn có tính đa dạng, phức tạp trong giao kết và thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)