Pháp luật về hợp đồng nói chung của Việt Nam hiện nay được quy định thiếu tập trung trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, các Luật chuyên ngành khác. Về mặt nguyên tắc áp dụng, BLDS được coi là luật khung – Bộ luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng pháp lý điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng tự do ý chí và tự gánh chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng. BLDS năm 2005 liệt kê các loại hợp đồng khác nhau nhưng quy định điều chỉnh thì lại được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt
36
các loại hợp đồng dựa trên các tiêu chí về đối tượng giao kết hay mục đích của giao dịch (hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng tiêu dùng). Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của BLDS năm 2005, tuỳ vào tính chất đặc thù của các chủ thể tham gia hoặc nội dung của các giao dịch, có thể áp dụng quy định của các luật chuyên ngành, trong những trường hợp đó các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng.
Đối với hợp đồng cho thuê bắc cầu, các quy định của pháp luật áp dụng theo Luật chuyên ngành là Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ khi xuất hiện ở thị trường Việt Nam vào những năm 1990 của thế kỷ 20, hoạt động CTTC trực tiếp được đề cập đến với tên gọi là “tín dụng thuê mua”, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý vẫn đề cập đến các đặc trưng cơ bản của hoạt động CTTC. Năm 1995, nghiệp vụ CTTC nói chung và cho thuê bắc cầu nói riêng được thừa nhận trong thuật ngữ “tín dụng thuê mua” đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức cho phép áp dụng thí điểm bởi Quyết định số: 149/QĐ-NH5 ngày 17/05/1995. Cũng trong năm đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/NĐ – CP
ngày 09/10/1995 về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho
thuê tài chính tại Việt Nam”. Đến ngày 09/02/1996 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 03/TT-NH5 hướng dẫn thực hiện quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam. Luật các TCTD năm 1997 ra đời đã định nghĩa lại hoạt động CTTC đúng với tên gọi “cho thuê tài chính” tại khoản 11 – Điều 20 của Luật này. Vào ngày 02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC thay thế Nghị định 64/CP ngày 09/10/1995. Đến năm 2014, quy định trực tiếp về CTTC được ban hành và áp dụng theo Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động CTTC và công ty CTTC, bãi bỏ tất cả các quy định riêng lẻ kể trên.
Do đặc thù của chủ thể tham gia hợp đồng cho thuê bắc cầu là các định chế tài chính (Finacial Institutions), các TCTD cho nên cũng có thể áp dụng các quy định của Ngân hàng nhà nước về tài chính và tín dụng, điển hình như: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước -
37
ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi bổ sung; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD và các văn bản sửa đổi bổ sung; Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các văn bản sửa đổi bổ sung; Thông tư 42/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng; Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD...
Đánh giá phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực thi hành ở Việt Nam kể trên, chưa có một văn bản nào chính thức diễn giải hoặc định nghĩa về cho thuê bắc cầu và hợp đồng cho thuê bắc cầu. Ngoài ra, cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết và cụ thể về hợp đồng CTTC nói chung để viện dẫn áp dụng cho các hợp đồng thuộc một trong các hình thức CTTC khác. Việc thiếu các quy định pháp lý kể trên xuất phát từ nguyên nhân cơ bản nhất là các giao dịch CTTC khi xuất hiện ở Việt Nam gặp rất nhiều rào cản cả về quan điểm đường lối điều tiết của Nhà nước đến nhu cầu bị định hướng của thị trường. Do đó trong thực tế có rất nhiều khó khăn để triển khai hoạt động cho thuê bắc cầu của các công ty CTTC nói riêng và các TCTD khác nói chung.