của pháp luật trong đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê bắc cầu
Thứ nhất, các bên cần xây dựng phương án và chuẩn bị kế hoạch chi tiết để đàm phán các hợp đồng cho thuê bắc cầu.
Quá trình đàm phán, thương lượng về cho thuê bắc cầu diễn ra trong một thời gian dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian – chuyển tiếp, kết hợp nhiều quy trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc chuẩn bị chu đáo và xây dựng các kế
107
hoạch chi tiết để tham gia đàm phán là rất cần thiết, đảm bảo việc đàm phán có trọng tâm, đúng quy trình và tiến độ đã hoạch định trước. Trong những hợp đồng có vốn đầu tư lớn, có thể có sự tham gia của nhiều chủ thể cùng đàm phán hoặc chia thành nhiều hội nghị khác nhau, mỗi hội nghị đàm phán lại có thể diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau nên công tác chuẩn bị chu đáo là điều tối quan trọng, thể hiện tinh thần thiện chí tham gia giao dịch của các bên và khẳng định tính pháp lý quan trọng của giai đoạn đàm phán.
Kế hoạch đàm phán cần được xây dựng theo nhiều giai đoạn chi tiết, còn có cách gọi khác là chia thành nhiều vòng đàm phán. Mỗi vòng đàm phán sẽ tập trung đàm phán một số vấn đề, lĩnh vực cụ thể theo hình thức song phương hoặc đa phương, đến vòng đàm phán cuối cùng, các bên có thể đàm phán tổng thể về tất cả các nội dung của hợp đồng, giải quyết các vấn đề chưa được thông qua ở các vòng đàm phán trước để thống nhất các nội dung tiếp theo của hợp đồng cần đàm phán. Thông thường, trước tiên các bên đàm phán về nội dung của hợp đồng CTTC trên cơ sở đề xuất về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách – chất lượng của MMTB dùng làm tài sản thuê. Ở giai đoạn này, có thể nhà cung ứng/nhà sản xuất cũng tham gia đàm phán (với vai trò trung gian giải đáp thông tin về tài sản do họ cung ứng). Sau khi thống nhất, các bên tiếp tục đàm phán về các điều khoản thương mại – tài chính, điều kiện chi tiết về cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh – khai thác – vận hành tài sản thuê của bên cho thuê, các cơ chế phối hợp kiểm tra giữa bên cho vay và bên cho thuê khi tiến hành đánh giá thực trạng của tài sản bảo đảm (là tài sản cho thuê)… Các điều khoản mang tính pháp lý như điều khoản định nghĩa và giải thích, điều khoản xác định tư cách tham gia hợp đồng của các bên, bảo hiểm trách nhiệm và cơ chế xác định sự kiện bất khả kháng, xác định trách nhiệm của các bên khi có tranh chấp xảy ra hoặc vi phạm hợp đồng sẽ được đàm phán ở các vòng đàm phán chuyên môn về hợp đồng. Riêng nội dung về giá cả mua MMTB là căn cứ xác định giá thuê tài sản, cơ chế đánh giá lại tài sản và thương thảo về việc mua lại tài sản khi mãn hạn hợp đồng thuê được đàm phán ở vòng cuối cùng, khi các bên đã thống nhất tất cả các nội dung khác thì nội dung đàm phán điều khoản về giá cả sẽ
108
chính thức kết thúc quá trình đàm phán để các bên xúc tiến soạn thảo hợp đồng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học, chi tiết và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bên bố trí đội ngũ chuyên gia, thời gian và kinh phí tham gia đàm phán; tránh được sự chồng chéo, lãng phí thời gian và tiền bạc của các bên, rút ngắn thời gian chuẩn bị giao kết hợp đồng.
Về phương thức đàm phán, các phái đoàn đàm phán hoặc đại diện của mỗi bên cần xây dựng phương án đàm phán hợp đồng, trình đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền của mỗi bên phê duyệt trước khi tham gia đàm phán. Phương án đàm phán nên trình bày rõ yêu cầu đối với đối tác, mong muốn của mỗi bên tham gia giao dịch; đưa ra các giới hạn có thể chấp nhận được trong đàm phán… Phương án đàm phán cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm của người trực tiếp đàm phán, trường hợp nào cần linh hoạt để giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài hoặc trường hợp phải kiên quyết bảo vệ quan điểm của phía mình để đạt được mục tiêu đề ra khi giao kết hợp đồng. Sau mỗi vòng đàm phán, đại diện mỗi bên tham gia đàm phán cần tổng hợp các ý kiến, nội dung kết quả của vòng đàm phán lập thành báo cáo, gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt kết quả đàm phán hoặc đề xuất điều chỉnh phương án đàm phán để đạt được thỏa thuận với các bên tham gia.
Kết quả của mỗi vòng đàm phán, hoặc tài liệu tổng kết quá trình đàm phán có thể được ghi thành các Biên bản ghi nhớ, hoặc Thỏa thuận nguyên tắc của các bên tham gia vào hợp đồng. Các văn kiện trên có ý nghĩa pháp lý nhất định, thể hiện sự thiện chí của các bên tham gia hợp đồng, có thể coi các văn bản này là văn bản “đề nghị giao kết hợp đồng”, là sự kiện pháp lý có ý nghĩa tham chiếu quan trọng khi xác lập hợp đồng.
Thứ hai, phải đào tạo và nâng cao năng lực – trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham gia đàm phán và thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu.
Hợp đồng cho thuê bắc cầu là tổ hợp một cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm nhiều hợp đồng riêng lẻ có mối quan hệ liên kết với nhau. Đây được xem làm một trong số các hình thức hợp đồng phức tạp nhất, việc thương thảo hợp đồng có thể kéo dài từ năm này qua năm khác, bao gồm nhiều tài liệu, văn kiện khác nhau trên các lĩnh
109
vực về kỹ thuật, thương mại, tài chính – ngân hàng và pháp lý. Vì vậy, ngay từ công tác đàm phán giao kết hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và vấn đề giải quyết các mâu thẫn, tranh chấp phát sinh đòi hỏi phải có chuyên gia từ nhiều lĩnh vực tham gia. Giả sử khi gia đàm phán về hợp đồng mua bán MMTB làm tài sản cho thuê, các chuyên gia thực hiện việc đàm phán trong mục này đều phải đạt đến trình độ am hiểu sâu sắc về kỹ thuật của MMTB hoặc đặc điểm công nghệ của tài sản thuê. Thông thường, nhà cung ứng/nhà sản xuất cũng cử đến hội nghị những kỹ sư hàng đầu của họ để thuyết trình các đặc tính kỹ thuật cơ bản của máy móc, công suất vượt trội của thiết bị so với sản phẩm cùng loại hoặc tính mới, nổi bật về thành tựu khoa học công nghệ của tài sản. Do đó, đại diện đàm phán của bên thuê và bên cho thuê, thậm chí cả bên cho vay cũng cần phải là các chuyên gia hoặc đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật để tiếp nhận thông tin, thông số kỹ thuật của MMTB. Do tính phức tạp của hợp đồng cho thuê bắc cầu và tầm quan trọng của nó đối với các bên khi tham gia hợp đồng nên lực lượng nhân sự tham gia đàm phán cần đảm bảo có đủ kiến thức chuyên môn và tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp, đặc biệt phải am hiểu sâu sắc về cơ chế giao dịch cho thuê bắc cầu để quá trình đàm phán đạt được hiệu quả cao nhất.
Các thành viên trong từng đoàn đàm phán, ngoài yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng đàm phán cũng như kinh nghiệm thuyết trình, còn đòi hỏi khả năng làm việc độc lập và cơ chế làm việc theo nhóm. Mỗi thành viên hoặc nhóm thành viên của từng đoàn được phân công nhiệm vụ đàm phán một điều khoản cụ thể hoặc từng phụ lục của hợp đồng, sau đó phải gửi kết quả đàm phán để bộ phận tổng hợp các ý kiến, ghi nhận vào trong dự thảo của hợp đồng. Trưởng đoàn đàm phán cần phải sắp xếp bố trí đội ngũ nhân lực trong đoàn của mình, kết hợp năng lực và trí tuệ của tất cả các thành viên trong đoàn để điều phối các quan điểm và tổng hợp các kết quả làm việc theo tổ, nhóm. Khi có quan điểm không nhất quán của các thành viên trong đoàn thì trưởng đoàn đàm phán phải có những quyết sách phù hợp để quyết định hoặc gửi văn bản đề nghị người có thẩm quyền trong doanh nghiệp quyết định và thông qua.
110
Trong khi đàm phán về hợp đồng tín dụng, bên cho vay trước khi quyết định đầu tư tài trợ vốn có thể mời thêm một số đối tác khác cùng tham dự. Lúc này công việc đàm phán xuất hiện các yếu tố mới và thêm các quan hệ phức tạp, có thể làm thay đổi cả nội dung đã thỏa thuận trước đó, các bên tham gia đàm phán cần xem xét đến việc thuê tư vấn trung gian hoặc cử ra người đại diện giao dịch cho các bên. Bên trung gian dàn xếp các giao dịch này có thể có nghiệp vụ chuyên môn sâu để giải quyết các vấn đề trong đàm phán, hoặc đưa ra các ý kiến mang tính kết nối để các bên tham khảo và ra quyết định. Bên dàn xếp đầu tư này có thể do một chủ thể tư vấn hoặc tổ hợp các nhà tư vấn chuyên sâu về kỹ thuật – thương mại, tài chính và ngân hàng, pháp lý để có thể đưa ra các ý kiến tư vấn tổng hợp, toàn diện về dự án. Tuy nhiên, việc kết hợp các nhà tư vấn cùng nhau giải quyết một cuộc đàm phán không đơn giản về cách thức tổ chức, và chi phí tư vấn thường rất cao.
Thứ ba, thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận ghi trong hợp đồng, đề xuất kịp thời những sửa đổi bổ sung cần thiết khi phát hiện trong hợp đồng không còn phù hợp với tình huống thực tiễn.
Sau khi tất cả các hợp đồng đã được ký kết, các bên tổ chức thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết của mình trong hợp đồng, đảm bảo tính ổn định chung cho toàn cấu trúc hợp đồng cho thuê bắc cầu. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, do ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của đối tác chưa cao, thậm chí do ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh thiếu chuyên nghiệp, đôi khi các bên không tôn trọng các cam kết, không thực hiện đầy đủ những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể hợp đồng được ký kết sau khi kết thúc quá trình đàm phán phức tạp, nhưng các bên liên quan khi thực hiện hợp đồng lại chưa nghiên cứu kỹ các nội dung, điều khoản cụ thể của hợp đồng, kết hợp với sự chủ quan của từng bộ phận cá thể hoặc mỗi bên tham gia hợp đồng dẫn đến việc hợp đồng không được thực hiện đúng hoặc việc thực hiện không đầy đủ hoặc thống nhất. Tình trạng đó xảy ra thường xuyên, liên tục và nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể làm nảy sinh tranh chấp giữa các bên. Thực tế phát sinh, theo quan niệm thông thường, bên cho thuê có quyền tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoạt động của tài sản
111
và hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thuê liên quan đến tài sản; nhưng trên thực tế, một số chuyên viên của bên cho thuê thường máy móc, lạm dụng việc đánh giá kiểm tra tài sản để có những hành vi vượt quá thẩm quyền, gây cản trở khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thuê. Trong những tình huống đó, việc tranh chấp xảy ra do bên thuê cố tình không hợp tác hoặc hợp tác không thiện chí là hoàn toàn có thể phát sinh. Để tránh những sự kiện có thể làm phát sinh tranh chấp,