Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để bên cho thuê và bên thuê tài chính có thể thực hiện hoạt động CTTC thông qua việc cho thuê tài sản; để cho các NHTM thực hiện hoạt động tài trợ vốn vay dưới hình thức cấp tín dụng trung hạn, dài hạn, là một trong những hoạt động ngân hàng mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất đối với các TCTD. Khung pháp lý về CTTC ở Việt Nam tương đối phù hợp với sự phát triển năng động của nền kinh tế đang phát triển đi lên, đồng thời dần dần tương đồng với thông lệ quốc tế về CTTC, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia giao dịch CTTC phát huy hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Từ những phần trình bày ở Chương 1, Chương 2 của bản Luận văn này, có thể nhận thấy hiện nay pháp luật Việt Nam về hợp đồng CTTC nói chung và hợp đồng cho thuê bắc cầu nói riêng được ghi nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau bao gồm: BLDS năm 2005, Luật các TCTD năm 2010, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Thông tư số 12/2010/TT- NHNN ngày 14/04/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận, Quyết định số

88

443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để thực hiện đề án đầu tư mới để phát triển sản xuất- kinh doanh. Đặc biệt, Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được Chính phủ ban hành ngày 7/5/2014 được đánh giá là có nhiều đổi mới với các quy định khá thông thoáng về lĩnh vực cho thuê tài chính và đảm bảo an toàn tài chính. Các văn bản pháp luật này tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và ổn định cho hoạt động CTTC phát triển. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động kinh doanh liên quan đến CTTC và hoạt động tín dụng đã kỳ vọng vào sự thay đổi kịp thời, toàn diện của Nghị định 39/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, xét theo quan điểm của khoa học pháp lý, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động CTTC, về tổ chức hoạt động của các công ty CTTC, về tài sản thuê và cơ chế thu hồi, xử lý tài sản thuê vẫn còn những chưa được triệt để, chưa tương thích với nhịp độ phát triển nhanh chóng của hoạt động CTTC trong quá trình Việt Nam hội nhập nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều và có thể được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau như do tính chất phức tạp của hoạt động CTTC nhất là cấu trúc cho thuê bắc cầu còn chưa phổ biến ở Việt Nam; do năng lực, trình độ nghiệp vụ kinh doanh theo quy trình tài trợ vốn mang tính đòn bẩy nợ còn yếu về chuyên môn và kỹ thuật… Thậm chí, hoạt động cho thuê bắc cầu chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng ở Việt Nam còn do cơ chế quản lý – điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước và sự thiếu linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu những quy định chi tiết điều chỉnh hoặc có đề cập nhưng rất hạn chế trong hệ thống các văn bản pháp lý về hợp đồng CTTC và hợp đồng cho thuê bắc cầu. Nội dung quy định của các văn bản còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất làm cho việc triển khai thực hiện hoạt động cho thuê bắc cầu không có cơ sở pháp lý, thậm chí không thực hiện được.

Chính vì những lý do trên mà việc phải bổ sung, sửa đổi toàn diện những bất cập hoặc thiếu cơ sở pháp lý về hợp đồng cho thuê bắc cầu, nhất là quy trình hợp tác của các chủ thể tham gia giao dịch cho thuê bắc cầu là yêu cầu mang tính cấp

89

thiết và hết sức quan trọng về tính chiến lược để phát triển kinh tế. Việc có một hành lang pháp lý đảm bảo, các chủ thể trong giao dịch CTTC có tính chất bắc cầu có thêm nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi, giao lưu kinh tế với các nền kinh tế có hoạt động CTTC phát triển. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC, nhất là giao dịch mang tính đòn bẩy nợ và tăng thêm độ tin cậy của các bên khi tham gia quan hệ CTTC có tính chất bắc cầu. Khi pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu được hoàn thiện sẽ thúc đẩy hoạt động cho thuê bắc cầu không ngừng phát triển và ý nghĩa thực tiễn trong chế định này có vai trò trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh thông qua việc cấp tín dụng bằng máy móc, thiết bị có giá trị lớn hoặc sản phẩm có đặc tính kỹ thuật công nghệ chất lượng cao. Mặt khác, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bắc cầu sẽ tạo nên khung pháp lý về hợp đồng, góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)